top of page
Cac loai nhan thuc

Lý thuyết lái xe

8. CÁC LOẠI NHẬN THỨC     

Hệ thống giao thông sẽ sụp đổ nếu không có luật lệ và luật lệ được đưa ra và áp dụng cho con người. Điều đó cũng có nghĩa là có nhiều tư tưởng khác nhau về luật lệ và nhiều nhầm lẫn sẽ xuất hiện. Hệ thống giao thông muốn hoạt động tốt thì cần đến những suy nghĩ hợp lí và tính chịu nhận trách nhiệm của tất cả những người tham gia giao thông. 

A. Quá trình trưởng thành

Sự phát triển của con người trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi người lại khác nhau về cả sự phát triển và tốc độ phát triển. Một số dừng lại khi đã trưởng thành trong khi một số khác tiếp tục phát triển cả đời. Có 3 giai đoạn chính

  • Giai đoạn 1: Ích kỷ

  • Giai đoạn 2: Suy nghĩ hợp luật

  • Giai đoạn 3: Tinh thần trách nhiệm

   - Những người lái xe không chín chắn bị điều khiển bởi tính ích kỷ, trong nhiều hoàn cảnh thường xuyên gây khó chịu và làm ảnh hưởng những người tham gia giao thông khác. 

   - Ngay cả người lái xe tuân theo luật lệ cũng vẫn có thể làm sai và gây nguy hiểm. Hê thống luật không thể nào đưa ra các luật lệ chi tiết áp dụng cho mọi nơi, mọi tình huống nên luật phải được phối hợp với suy nghĩ chín chắn và sự quan tâm của tất cả người tham gia giao thông.

   - Để trở thành người lái xe tốt và an toàn thì chúng ta phải biết chịu trách nhiệm và quan tâm đến những người tham gia giao thông khác. Chúng ta phải nhìn nhận được rằng, tất cả những người tham gia giao thông đều có quyền di chuyển trên đường như nhau và phải hiểu là mọi người ai cũng khác nhau khi đang tham gia giao thông. 

B. Người lái xe trẻ tuổi  
Đối với một người trẻ tuổi có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển để trở thành người lái xe chín chắn.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, phần con người

Sự liên tưởng
Một số người thường liên tưởng đến những người lý tưởng mà họ muốn thấy bản thân được giống những người này. Vậy thì những người lý tưởng của họ là ai? Là một người biết an nguy cho người khác hay một người thích thi đua, cạnh tranh.

 

Phân biệt giữa thực tế và ảo
Sự nhận biết và hiểu thực tế của chúng ta như thế nào? Những người trẻ tuổi bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ ví dụ như TV, phim ảnh và trò chơi điện tử. Quan trọng là cần phân biệt rõ, thế nào là hư và thực.

 

Sự tự kiểm
Sự tự kiểm rất quan trọng đối với người lái xe. Người lái xe cần duy trì cho bản thân sự bình tĩnh. Những tính cách hung hăng cần phải học cách kiềm chế.

 

Ít kinh nghiệm
Một người trẻ tuổi ít kinh nghiệm, thường không biết phản ứng thế nào trong những hoàn cảnh nguy ngập và bất ngờ. Quan trọng là bạn phải biết bình tĩnh, có phương pháp xử lý và không xử lý khi hoảng hốt. 

 

Tự biết khả năng mình
Một người lái xe trẻ tuổi không hiểu rõ về khả năng lái, thường tự đề cao khả năng của mình. Chẳng hạn như người lái xe trẻ tuổi nghĩ rằng họ có thể hiểu và làm được nhiều điều. Hậu quả thường là đề cao khả năng lái của họ và tăng cao tốc độ trong nhiều tình huống.


Trong nhiều điều tra cho thấy rằng người lái xe nam trẻ tuổi, thường có khuynh hướng đề cao khả năng lái của họ. Điều này đặc biệt thấy rõ khi họ có được bằng lái trong năm đầu tiên. Cũng trong cùng điều tra, cho thấy rằng người lái xe nữ nhận xét thực tế hơn về khả năng lái xe của họ.

 

​C. Chúng ta học như thế nào

Các kiểu học lý thuyết thường thấy

  1. Học nhanh: Người học cần học nhanh để đi thi, học gấp để thuộc chứ không hiểu. Nhanh chóng quên những gì đã học.

  2. Học kỹ: Người học cố gắng hiểu những lý do đằng sau các luật lệ giao thông, hiểu các điều tương quan, ảnh hưởng đến nhau. Khi hiểu rõ được các lý do thì kiến thức sẽ lưu lại.

  3. Học để thực hành: Người học dựa trên sự am hiểu luật tốt và thực hành với sự phản xạ chứ không phải suy nghĩ. Khi rơi vào những hoàn cảnh nguy kịch thì người học có thể xử lý nhanh chóng và hiệu quả. 

 

Các kiểu học lái xe thường thấy

Chúng ta học hỏi ngấm ngầm
Khi tham gia giao thông, thường bạn không hề để ý tới là việc bạn học hỏi tất cả mọi việc đang diễn tiến. Sự học hỏi như thế có thể cho chúng ta những kinh nghiệm và kiến thức vừa tốt và không tốt.

 

Sự học theo quán tính
   - Bạn lái xe hàng ngày đến chỗ làm với cùng một con đường và chạy ngang qua đường ray xe lửa hai lần một ngày. Phần lớn thời gian, bạn không nhìn thấy có xe lửa chạy tới. Sau một thời gian như thế sẽ xuất hiện rủi ro là bạn không còn kiểm tra xem thử có thể lái xe qua hay không. Bạn bắt đầu tỏ ra không còn chú ý, và vì vậy bạn tự đưa bản thân vào những hoàn cảnh nguy hiểm không cần thiết. Đây là ví dụ cho sự học theo quán tính đem lại kết quả xấu.

   - Sự học theo quán tính cũng có thể hay. Bạn có thể trở thành một người lái xe tốt và có trách nhiệm hơn. Gần chỗ làm bạn một chút, có một sân chơi đùa của trẻ. Qua kinh nghiệm bạn nhận biết rủi ro rất lớn là trẻ em sẽ chạy lao ra đường. Việc đó đã xảy ra nhiều lần và theo bạn là vẫn còn tiếp tục xảy ra nữa. Đương nhiên là bạn sẽ chú ý kĩ lưỡng và chạy từ từ ngang qua tất cả những nơi gần trường học.

Sự học bắt chước
Một nhân tố quan trọng khác là học bắt chước. Điều đó có nghĩa là chúng ta dù không hề nghĩ tới nhưng bắt chước theo những hành động của người khác. Phong cách của cha mẹ và bạn bè xung quanh đóng vai trò quan trọng trong việc xử sự của mỗi chúng ta.

D. Nhóm có rủi ro tai nạn cao 

Nhóm ”Tử thần”
Trong nhiều điều tra, người ta đã tìm thấy có khoảng 15% số người đã liên quan vào 50% của tất cả các lần tai nạn giao thông. Qua nghiên cứu người ta đã tìm thấy một số người có khuynh hướng dễ vướng vào tai nạn. Cách sống và cá tính, đóng vai trò rất lớn trong việc một người có liên can đến một vụ tai nạn.

Tính bốc đồng
Tính bốc đồng, làm trước và nghĩ sau, là một biểu hiện nguy hiểm trong tham gia giao thông. Những người lái xe khác có thể bị bất ngờ và không kịp phản ứng với những tình huống như vậy.

Tính bào chữa
Tất cả chúng ta có khuynh hướng, không ít thì nhiều, tự bào chữa để che lắp những sai lầm của chúng ta. Do cứ mãi bào chữa nên nhiều người sẽ đánh mất cơ hội học sửa những sai lầm của họ.  Nếu bạn luôn có quan điểm rằng sai lầm bao giờ cũng của là do người nào khác, thì sẽ không thay đổi được phong cách của chính mình. 

Sự bất chấp
Một số người nhận thấy những lần lái vượt nguy hiểm lại ít nguy hiểm. Thường là do người lái xe đang gấp. Việc phớt lờ các nguy hiểm, mặc dù thấy nó diễn ra, được gọi là sự bất chấp.

 

Sự suy nghĩ ngạo mạn
Những người với tính ngạo mạn rõ rệt có thể phản ứng không tốt khi bị lái vượt vì họ cảm thấy bị mất mặt mũi.

Sự tự khẳng định
Những người có nhu cầu tự khẳng định, thường phản ứng bất chợt và nguy hiểm qua những sai lầm của những người khác trong giao thông. 

Yeu to tac dong

9. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Sự căng thẳng

  • Khi rơi vào những hoàn cảnh mà yêu cầu lại cao hơn khả năng của chúng ta, thì thường sẽ dẫn chúng ta đến sự căng thẳng. 

  • Chúng ta phản ứng và cảm nhận sự căng thẳng như thế nào tùy thuộc mỗi cá nhân, và khả năng chịu đựng căng thẳng cũng tùy thuộc vào mỗi cá nhân. 

  • Khi chúng ta ở trạng thái căng thẳng vừa phải, thì khả năng thực hiện công việc tăng lên. Nhưng ngược lại nếu áp lực và căng thẳng nhiều, thì khả năng thực hiện công việc sẽ giảm nhiều.

  • Đối với việc lái xe, chúng ta cần tránh lái xe trong trạng thái bị căng thẳng quá mức

Giảm độ khó khi lái xe 
Là người điều khiển xe bạn không nên tự đưa mình vào những hoàn cảnh mà yêu cầu khả năng lái quá cao đối với bạn. Thông thường bạn có thể giảm độ khó khi lái xe  bằng cách có đủ thời gian khi lái và lái xe với tốc độ hợp lý. Lái xe cẩn thận và có kế hoạch, là một cách tốt để tránh những hoàn cảnh nguy hiểm và bất ngờ.

 

Tác động của nhóm
Chúng ta thường bị ảnh hưởng khi ở trong một nhóm. Có nghĩa là chúng ta xử sự khác hơn so với lúc ở một mình. Sự tác động của nhóm cũng có tốt hoặc xấu, tùy thuộc vào những người xung quanh.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, phần con người

Những ai bị ảnh hưởng

Những người không tự tin, dễ bị ảnh hưởng nhất.
- Họ thường cho thấy khuynh hướng tự khẳng định bản thân.
- Họ thường tỏ ra hoang mang khi bị căng thẳng hay áp lực. Điều này làm cho một hoàn cảnh nguy hiểm lại càng tệ hại hơn.

Người lái xe chín chắn
- Tự đưa ra những quyết định.
- Biết rõ nguy hại nếu nhận được những thách thức từ những người bạn của mình.

 

Thị lực
Chúng ta đón nhận thông tin liên tục khi lái xe. Các giác quan cung cấp thông tin mới liên tục cho bộ não. Mặc dù là phần quan trọng nhất, không phải chỉ có thị giác dùng trong việc lái xe. 

  • Qua mắt bạn đón nhận được khoảng 90% thông tin bạn cần để lái xe. Để được phép lái xe bạn phải có thị lực ít nhất là 0,5. Nếu không thì bạn phải dùng đến kính mắt hoặc kính sát tròng. 

  • Những người cận thị trong đêm tối nhìn kém hơn 3 lần so với những người có thị lực tốt. Một số người lái xe phải dùng mắt kính cao độ hơn khi lái xe trong đêm tối. 

  • Nếu bạn bị mất thị lực ở một bên mắt, thì bạn phải đợi sau 6 tháng thì mới có thể lái xe trở lại. Điều đó là do một phần của góc nhìn đã biến mất và cần có thời gian để quen dần trở lại. 

Nhìn tập trung

Thường thì góc nhìn của bạn là 180 độ. Những gì bạn nhìn thấy thì chỉ có khoảng 1-2%, là bạn nhìn thấy rõ ràng nhất. Đó gọi là sự nhìn tập trung hoặc sự nhìn kĩ. Những gì còn thấy lại trong góc nhìn là sự nhìn bao quát, cho bạn cảm nhận đó là vật thể và các chuyển động. 

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, phần con người

Sự nhìn bao quát bị giảm đi do:
- Mệt mỏi
- Rượu và các chất kích thích khác
- Stress, căng thẳng và áp lực
- Tốc độ cao

Những giác quan khác của bạn
Thính giác, xúc giác, khứu giác và giác quan thăng bằng được sử dụng phối hợp chung với thị giác. 

Thính giác
Bạn có thể đôi lúc nghe được mặt đường đã thay đổi. Ví dụ khi con đường trông ẩm ướt, nhưng lại không nghe thấy có tiếng bắn nước khi chạy xe. Tín hiệu này liền lập tức chuyển đến não, cho biết có thể có nguy hiểm. Đúng vậy! Mặt đường có thể đã đống băng.

Xúc giác
Để cảm nhận được rằng là bạn cần gài số nào cho thích hợp, thì bạn phải sử dụng đến cả thính giác và xúc giác.

Khứu giác
Khứu giác có thể cảnh báo bạn rằng, là các khí thải len vào trong xe và giúp bạn tránh khỏi bị ảnh hưởng nguy hiểm của khí cacbon monoxit (CO).

Giác quan thăng bằng
Giác quan thăng bằng rất quan trọng. Có thể nói rằng là nó có thể cảnh báo bạn về sự trơn trượt trên con đường. Nếu bạn ngồi đúng tư thế trong xe, thì cảm nhận được ngay cả sự trơn trượt ở đằng sống lưng. 

Chúng ta nhìn thấy bằng não
Tất cả mọi ấn tưởng mà các giác quan truyền đến não, thu nhận và đúc kết tại đây. Việc bạn biết rõ những gì xảy ra xung quanh bạn được gọi là cảm nhận.

Nếu bạn phản ứng với tất cả các âm thanh và các cảnh tượng mà đập vào mắt bạn khi bạn chạy xe trên một con đường tấp nập giao thông thì có lẽ sẽ bị hoãn loạn bên trong não. Nên vì vậy mà não chọn lọc ra những gì quan trọng cần chú ý. Đó gọi là sự chọn lọc cảm nhận. Vậy não chọn ra và lựa bỏ đi những gì?


Sự lựa chọn cảnh tượng của não tùy thuộc vào:
- Kiến thức và kinh nghiệm của bạn.
- Những sở thích của bạn.
- Những yêu cầu và cảm xúc của bạn.
- Động cơ của bạn.
- Những sự đợi chờ của bạn.
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm về các nguy hiểm trong giao thông cũng có thể là nguyên nhân làm cho những người mới lái xe thiếu quan sát.

Cach quan sat

10. CÁCH QUAN SÁT                                       

Người có nhiều kinh nghiệm, tiếp nhận và hiểu các hoàn cảnh nhanh chóng hơn và thường cũng ra quyết định chính xác hơn. Điều đó đúng ngay cả trong việc lái xe.

Người lái xe kinh nghiệm

  • Chú ý nhiều đến các vật di động.

  • Mắt quan sát nhiều hơn.

  • Tầm quan sát dài và rộng.

Người lái xe không kinh nghiệm

  • Nhìn nhiều nhất vào những vật đứng yên, các mép đường, những xe đang đậu, v.v…

  • Mắt không linh động nhiều.

  • Tầm quan sát ngắn và hẹp.

A. KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG 
- Những người lái xe trẻ tuổi, đặc biệt là nam, tự cho rằng họ có khả năng phản ứng nhanh hơn đa số mọi người khác. Vì vậy mà họ thường lái nhanh hơn khả năng xử lý của họ.

- Những người trẻ tuổi phản ứng chậm hơn những người lái xe kinh nghiệm. Nhóm người với khả năng phản ứng tốt nhất là những người lái xe kinh nghiệm ở độ tuổi từ 45 đến 54. Lý do có thể người lái xe kinh nghiệm thường chuẩn bị hành động trước, có những tình huống cần phải dự đoán trước, mà những người không kinh nghiệm còn thiếu sót. 

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, phần con người

- Những người lái xe lớn tuổi (độ tuổi 75 và cao hơn), dễ bị liên quan tới các vụ tai nạn như những người 18-19 tuổi. Lý do có thể do những người lái xe lớn tuổi gặp khó khăn ở những ngã tư đường, vì ở đó lượng thông tin rất nhiều và đòi hỏi có những quyết định nhanh chóng. Ví dụ, họ có thể không dừng xe ở vạch đèn đỏ hoặc khi có dấu hiệu ngừng xe. Họ quên ra dấu, tín hiệu đền khi quẹo. Ngược lại họ ít bị liên quan trong những tai nạn một mình, bởi vì họ không gấp và không đề cao khả năng lái của bản thân.

B. ẢO GIÁC 
Đôi lúc não hiểu sai về sự thực xung quanh. Điều đó là do ảo giác hoặc ảo tưởng và do não không nhận được đủ thông tin nên vì thế không thể nhận định được chính xác. Ảo giác ảnh hưởng tới việc lái xe như 

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, phần con người
  • Bạn nghĩ xe ngược chiều là xe môtô, nhưng có thể trong đêm tối lại là chiếc xe hơi ”một đèn”.

  • Đèn pha trong bão tuyết, đặc biệt khi bị mệt mỏi và chạy với tốc độ cao, có thể tạo ảo tưởng. Bạn không nhìn thấy mép đường, và bạn có thể mất phương hướng.

  • Nhầm lẫn giữa xe môtô với xe gắn máy. Ở khoảng cách xa thì trông như nhau, nhưng khi xe chạy tới gần thì tốc độ chênh lệch có thể nhận thấy rõ rệt. 

C. SỰ MỆT MỎI
Việc lái xe mệt mỏi sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Thời gian phản ứng sau một đêm không ngủ có thể so sánh với 0,8 nồng độ rượu trong máu. Luật pháp rất nghiêm khắc với điểm này và xem một tai nạn vì lí do thiếu ngủ ngang bằng như một tai nạn gây ra do người lái xe có rượu hoặc chất kích thích trong người. Sự mệt mỏi làm giảm:

  • Khả năng quyết đoán

  • Khả năng tập trung

  • Khả năng phối hợp

  • Khả năng phản ứng

  • Khả năng nhận thức

 

Sự mệt mỏi từ từ (tình trạng hơi buồn ngủ)
Sự không tập trung có thể là một tình trạng mà chúng ta gọi là hơi buồn ngủ. Chuyện đó có thể ảnh hưởng chúng ta bất kì vào thời điểm nào trong ngày, bất kì nơi nào. Chúng ta không nên xem nhẹ các tín hiệu mệt mỏi. 

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, phần con người

Hãy lên kế hoạch cho việc lái xe của bạn:

  • Chú trọng đến các tín hiệu mệt mỏi.

  • Đừng lái xe quá lâu, cao nhất là 1-1,5 tiếng.

  • Đừng để nhiệt độ quá nóng trong xe.

  • Thường xuyên giải lao, tốt nhất bên ngoài xe.

  • Tránh ăn đồ nặng bụng.

  • Hoa quả, sô cô la, cola làm tỉnh người.

Các dấu hiệu mệt mỏi

  • Lờ đờ và không còn năng nổ    

  • Cảm giác có cát trong mắt

  • Nặng mí mắt hoặc sụp mí mắt 

  • Khuynh hướng mất thăng bằng    

  • Cơ gáy cổ thả lỏng hoặc đầu quỵ xuống

  • Khuynh hướng phản ứng kịch liệt    

  • Mất định hướng về thời gian và không gian

  • Khô miệng    

  • Ảo tưởng, ảo giác

  • Ngáp liên miên    

  • Lạnh người    

  • Mắt mất hồn mặc dù mở to mắt

  • Không giữ đều tốc độ    

D. UỐNG RƯỢU BIA KHI LÁI XE
Rượu làm chúng ta buồn ngủ. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất làm cho việc lái xe trở nên nguy hiểm đến tính mạng khi người lái xe có rượu trong người. Những người lái xe sau khi uống rượu bia đã làm thiệt hại 150 mạng người hàng năm ở Thụy Điển. Những người sống sót, thường bị các tổn thương hủy hại cả cuộc đời của họ. Trong nhiều trường hợp cho thấy rằng những người uống rượu khi lái xe lại là những người nghiện rượu.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, phần con người

Rượu ảnh hưởng các chức năng của não. Sau đây là những gì sẽ xảy ra với bạn:

  • 0,1-0,4%o    Khả năng kiềm chế của bạn sẽ giảm. Bạn đề cao khả năng của bản thân nhưng thời gian phản ứng sẽ giảm.

  • 0,4-1,0%o    Bạn nói líu lưỡi, thị giác giảm, khả năng phối hợp giữa các giác quan sẽ giảm

  • 1,0-2,0%o    Bạn nhìn ảo giác, bạn tỏ ra nóng tính, bạn khó giữ thăng bằng

  • 2,0-3,5%o    Bạn chìm vào giấc ngủ

  • 3,5-5,0%o    Hôn mê  Tử vong

Chúng ta bị rượu ảnh hưởng như thế nào?
Chỉ với một ít rượu cũng đủ tác động đến não bộ. Khi bạn đã uống một lon bia hoặc một ly rượu thì bạn cảm thấy thoải mải dễ chịu, vui vẻ và tâm trạng thấy nhẹ nhàng. Đó cũng là lý do thông thường mà chúng ta uống rượu. Bạn không cho rằng bạn sẽ bị say, và không cảm thấy bạn đang bị say, nên rủi ro là bạn sẽ lái xe. Rủi ro cũng sẽ là, khi bạn thấy rượu làm bạn mạnh mẽ lên nên lại cũng muốn uống tiếp. 
Sau khi bạn uống thêm nữa thì bạn sẽ trở nên dễ cảm xúc, và nhận thức bình thường về các rủi ro sẽ mất hẳn. Việc lái xe, là điều mà bạn không bao giờ nghĩ tới khi tỉnh táo, giờ thì lại thấy không gì nguy hiểm cả. 

Bạn phải suy ngẫm những điều như sau:
   - Bạn sẽ làm gì nếu người bạn muốn lái xe đến buổi tiệc?
   - Bạn có thể nào ngồi cùng xe với người đang say không?
   - Cuộc đời bạn sẽ ra sao, sau khi say rượu lái xe và đã làm tàn phế đời một đứa trẻ?
   - Hãy suy xét khi bạn tỉnh táo!
   - Lên kế hoạch, trước khi đi tiệc, làm sao để về được nhà!

 

Luật pháp Thụy Điển quy định
- Người có nồng độ rượu trong máu là 0,2%o  =  0,1mg rượu/lít trong hơi thở ra, hoặc cao hơn, sẽ bị phạt tội uống rượu lái xe. Sự trừng phạt thường là phạt tiền hoặc ngồi tù với mức tối đa là 6 tháng tù. Bằng lái bị thu lại, thường thấp nhất là từ một tháng và cao nhất là 3 năm. 

- Người có nồng độ rượu trong máu là 1,0%o  =  0,5 mg rượu/lít trong hơi thở ra, hoặc cao hơn, sẽ bị phạt tội uống rượu lái xe nghiêm trọng. Sự trừng phạt là ngồi tù với mức tối đa là 2 năm. Nếu một người bị tội uống rượu lái xe nghiêm trọng và đồng thời gây thiệt mạng người khác, thì mức án tù có thể sẽ là 6 năm. Bằng lái bị thu lại ít nhất là 1 năm.
- Nếu cho thấy rằng bạn lái xe không được an toàn thì bạn vẫn bị ghép vào tội uống rượu lái xe mặc dù nồng độ rượu chưa đến 0,2%o.

- Bạn vẫn có thể bị phạt về tội uống rượu lái xe nghiêm trọng mặc dù nồng độ rượu chưa lên đến 0,1%o. Lý do có thể là bạn đã chạy đầy rủi ro gây tai nạn, hoặc đã xảy ra tai nạn.

Bằng lái – giấy phép tập lái
Bạn nên biết rằng mặc dù bạn không lái xe, thì giấy phép lái xe vẫn bị thu lại, nếu bạn tỏ ra thường say xỉn và không thể tự chăm
sóc bản thân. 

Thuốc
Nhiều thuốc không thích hợp uống khi lái xe. Thuốc có thể gây mệt mỏi, giảm sự chú ý, thời gian phản ứng bị dài ra hoặc khả năng suy xét bị giảm. Vì vậy sẽ làm cho bạn trở thành một người lái xe sút kém. Một số thuốc có chứa chất kích thích bên trong. 
 Chú ý chỉ cần một ít lượng rượu, uống cùng với thuốc có thể làm cho bạn trở nên nguy hiểm trong giao thông. 

 

Luật pháp cấm bạn lái xe khi bị tác động của thuốc. Bạn có thể bị ghép vào tội uống rượu lái xe khi:
   - Bạn chạy xe nguy hiểm do bị tác động bởi thuốc uống. Việc này áp dụng ngay cả khi bác sĩ viết đơn thuốc. 
  - Nếu máu có chứa chất gì đó mà xếp loại là chất kích thích. 

  - Trách nhiệm thuộc về bạn, khi nhận định thuốc có thích hợp uống hay không cùng với việc lái xe. 
 

Những gì như sau sẽ giúp bạn:
   - Hình tam giác đỏ in trên hộp thuốc.
   - Thông tin kèm theo trong hộp thuốc.
   - Bác sĩ có trách nhiệm thông báo cho bạn.
   - Tiệm bán thuốc cũng sẽ thông báo cho bạn biết.

** Nhưng bạn vẫn là người duy nhất chịu trách nhiệm về việc uống thuốc của mình, sao đừng để nguy hiểm xảy ra.

Thuốc bạn uống có nguy hiểm hay không?
Nếu những gì như sau xảy ra:
   - Bạn cảm thấy mệt và chóng mặt
   - Bạn phản ứng chậm hơn bình thường.
   - Những công việc hàng ngày cảm thấy vất vả hơn.
   - Thị giác và thính giác có vấn đề.
   - Bạn khó theo kịp câu chuyện nói.
   - Tự bạn hoặc người nào khác cảm thấy rằng sự suy xét của bạn bị kém. 

Vậy thì hãy đừng lái xe!

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, phần con người

Chất kích thích

Đương nhiên là cấm lái xe khi bị tác động bởi chất kích thích. Bạn có thể bị ghép vào tội uống rượu lái xe, nếu chất kích thích nào đó còn lại trong máu khi bạn lái xe. 

bottom of page