top of page
Lai xe troi toi

Lý thuyết lái xe

22. LÁI XE LÚC TRỜI TỐI 
Vào lúc trời tối, những người dễ bị tổn thương trong giao thông sẽ đặc biệt dễ bị nguy hiểm do họ không được nhìn rõ trong bóng tối. Bên cạnh đó, ở đường quê thú rừng có thể xuất hiện gần ở đâu đấy nhưng bạn lại không nhìn thấy rõ chúng hiện đang ở đâu. Ngoài ra, sự mệt mỏi lúc trời tối cũng ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn của bạn. Từ những lý do trên, rủi ro xảy ra tai nạn sẽ cao hơn từ 2-3 lần so với lái xe vào ban ngày. Trong mục này sẽ giúp bạn những kiến thức về các rủi ro và cách sử dụng đèn xe như thế nào cho phù hợp.

A. NHÌN TRONG ĐÊM TỐI
Đôi mắt của chúng ta sẽ thích ứng rất nhanh với ánh sáng nhưng lại rất lâu mới có thể thích ứng được với bóng tối. Nghĩa là nếu chúng ta bị xe ngược chiều làm chói mắt, thì khả năng nhìn trong bóng tối sẽ giảm nhanh chóng. Sau khi bị chói đèn thì bình thường bạn cần một vài phút để quen dần, trước khi việc nhìn trong đêm tối ổn định.

Sự bị chói đèn
Giao thông thành phố lúc trời tối có nghĩa là người lái xe thường xuyên bị chói đèn từ đèn đường, đèn từ tủ trưng bày đồ và xe ngược chiều. Để duy trì tốt khả năng nhìn trong đêm tối thì đôi mắt phải được bảo vệ để tránh bị chói đèn. Điều này khó thực hiện được khi chạy xe trong thành phố, vì chúng ta thường xuyên phải ”quan sát hết” cả con đường phía trước.

Khi lái xe trên đường làng thì là sự chói đèn từ các xe ngược chiều gây phiền phức chính. Rủi ro là ánh mắt người lái xe sẽ bị ”dán chặt” về phía ánh đèn. Vì thế người lái xe sẽ giảm khả năng phát hiện, thí dụ như một người đi bộ dọc đường. 

Lái xe ban đêm tại Thụy Điển

​Sự mệt mỏi 
Đa số các tai nạn đơn chiều xảy ra lúc trời tối, cũng vì do nhiều người lái xe đã ngủ gật đằng sau tay lái. 

Chúng ta phải học biết rõ về sự nguy hiểm khi có các dấu hiệu của sự mệt mỏi. Sự mệt mỏi là thứ bạn không bao giờ có thể chiến thắng được, chỉ có thể trì hoãn với những lần giải lao. Chỉ cần chúng ta duỗi được thẳng chân, hít thở không khí trong lành, và làm gì đó khác hơn trước khi ngồi lại đằng sau tay lái, sẽ làm cho chúng ta thêm tỉnh táo. 

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

B. ĐOẠN ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC MẶT
Khi không có xe ngược chiều
  - Đèn pha của xe rọi được tương đối tốt khoảng 100m về phía trước, Những vật thể có màu đen sẽ được nhận thấy ở khoảng cách ấy. Với những người mặc dạ quang phản chiếu từ xa thì sẽ nhận thấy ở khoảng cách lớn hơn là 300 m. 

Khi có xe ngược chiều
  - Đèn ban ngày rọi không được xa lắm. Với ánh sáng của đèn xe ngược chiều rọi vào trong mắt, thì đoạn đường nhìn thấy rõ phía trước, không dài hơn 5-30m. Với tốc độ 90 km/h hoặc 25m/s có nghĩa là từ thời gian bạn phát hiện thấy xe, cho đến khi bạn không thể tránh thoát một tai nạn, không ít hơn một giây.

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

C. GIAO THÔNG TRONG THÀNH PHỐ

Cảm giác an toàn không thật
Các con đường được rọi sáng bởi đèn đường và tạo ra một sự an toàn không thật cho cả người đi bộ và người lái xe. Việc người đi bộ bị đụng phải ở những chỗ qua đường xảy ra khá thường xuyên. Họ nghĩ rằng là họ hiện rõ và cảm thấy an toàn khi đi qua đường. Người lái xe thì vẫn lái nhanh như khi lái xe vào ban ngày, do họ cảm thấy họ nhìn được tốt. Tuy nhiên, sự tương phản rất lớn giữa ánh sáng đèn đường và sự phản chiếu thường rất yếu từ quần áo của người đi bộ dẫn đén việc người lái xe khó mà nhìn thấy được người đi bộ.

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

C. GIAO THÔNG TRONG THÀNH PHỐ

Cảm giác an toàn không thật
Các con đường được rọi sáng bởi đèn đường và tạo ra một sự an toàn không thật cho cả người đi bộ và người lái xe. Việc người đi bộ bị đụng phải ở những chỗ qua đường xảy ra khá thường xuyên. Họ nghĩ rằng là họ hiện rõ và cảm thấy an toàn khi đi qua đường. Người lái xe thì vẫn lái nhanh như khi lái xe vào ban ngày, do họ cảm thấy họ nhìn được tốt. Tuy nhiên, sự tương phản rất lớn giữa ánh sáng đèn đường và sự phản chiếu thường rất yếu từ quần áo của người đi bộ dẫn đén việc người lái xe khó mà nhìn thấy được người đi bộ.

D. CHẠY XE TRÊN ĐƯỜNG LÀNG

Dụng cụ dạ quang
Người đi bộ và người lái xe nên có sự nhận biết về những khó khăn của nhau. Người đi bộ cần hiểu rõ là anh ta không hiện rõ vào ban đêm cho nên việc đi đúng vị trí đường và đeo các dụng cụ dạ quang trên người là điều quan trọng. Các dụng cụ dạ quang là đồ hay thay đổi và khả năng phản chiếu của chúng có thể bị giảm đi nhanh với thời gian. 

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

Khó khăn khi bắt gặp xe ngược chiều
Người lái xe thường nhìn thấy người đi bộ kịp thời khi bật đèn pha lái xe. Vấn đề khó khăn sẽ xuất hiện khi người lái xe bắt gặp một xe ngược chiều và phải bật đèn ban ngày để lái xe. Lúc đó đoạn đường được rọi sáng phía trước sẽ ngắn đi rất nhiều. Với tốc độ cao, anh ta sẽ không kịp phản ứng và tai nạn xảy ra là một sự việc hiển nhiên. 

E. CHÚNG TA LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ LÁI XE AN TOÀN 

Sử dụng đúng đèn
- Để phát hiện người đi bộ, người chạy xe đạp hoặc các chướng ngại vật khác thì quan trọng là phải sử dụng đúng đèn. Bạn nên sử dụng đèn pha thường xuyên, lâu và nhiều lần. Chú ý đến việc quan sát dọc cả con đường phía trước, càng xa càng tốt, trước khi bạn đổi đèn do có xe ngược chiều. 

Ví trí chạy xe
Vị trí xe chạy đồng thời với việc giao nhau với xe ngược chiều, rất là quan trọng. Do bạn khó nhìn thấy các chướng ngại vật dọc mép đường, nên bạn lái gần chính giữa đường khi bạn bắt gặp các xe ngược chiều.

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

Ánh mắt
Ánh mắt của bạn phải hướng về phía nào? Đôi mắt thường sẽ tự động hướng về đèn của xe ngược chiều. Do đó rủi ro là mắt sẽ bị chói đèn cho nên ánh mắt nên nhìn thẳng dọc mép đường.

Tốc độ
Tốc độ của bạn ảnh hưởng lớn đến sự an toàn trong việc lái xe của bạn. Trên một con đường nhỏ thì bạn phải giảm tốc độ khi bắt gặp xe ngược chiều. Các thử nghiệm đã cho thấy rằng, chỉ với tốc độ 30 km/h thì người lái xe khó có thể nhìn hoặc phanh và kịp tránh người đi bộ mặc quần áo tối màu. 

Hình bóng
Tốt hơn là bạn tắt đèn pha trước một đoạn đường dốc và các đoạn đường cong. Bạn sẽ nhìn thấy xe ngược chiều sớm hơn, và bạn có cơ hội phát hiện chướng ngại vật qua hình bóng của người đó phản chiếu với ánh sáng đèn xe ngược chiều. 

 

Đoạn đường cong trái
Khi bạn phát hiện người nào đó ở đoạn đường cong trái thì bạn có thể để đèn pha lâu hơn xe ngược chiều. Bạn không làm chói mắt người lái xe và sẽ quan sát tốt hơn.

F. VƯỢT XE LÚC TRỜI TỐI

Sử dụng đèn pha
Rất quan trọng là sử dụng đèn pha, cả đối với người lái vượt xe và người bị lái vượt. Chúng ta phải chú ý cả người đi bộ và người đi xe đạp. Những người chạy xe đạp cũng nên biết là họ cũng không hiện rõ mặc dù họ sử dụng đúng đèn.

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

Khó nhận định khoảng cách
Khó mà nhận định khoảng cách và tốc độ lúc trời tối.Cần đặc biệt chú ý ở những lối quẹo ra trên đường làng và khi lái vượt xe.

Tầm nhìn tốt

   - Nếu kính xe vừa bị trầy và mòn sẽ làm cho kính bị phản chiếu đèn khi lái xe lúc trời tối, và nó cũng cản tầm nhìn khi ánh sáng mặt trời rọi xuyên qua. Các đoạn đường được xe rọi sáng phía trước sẽ giảm đi rất nhiều và làm cho việc lái xe lúc trời tối vừa phức tạp và nguy hiểm nhiều hơn. Hãy đổi kính xe nếu bạn phát hiện kính xe bị như thế!

   - Bên phía trong kính xe phải được lau chùi. Kính xe bẩn mang lại phiền phức khi lái xe lúc trời tối và cả khi trời có ánh nắng.

   - Dùng cần gạt nước tốt cũng sẽ giữ sạch kính xe, và tầm nhìn sẽ được tốt hơn khi trời mưa. 

   - Đèn xe cũng cần được giữ sao cho sạch sẽ. Kính đèn xe bị bẩn sẽ gây nhiều khó khăn cho việc lái xe lúc trời tối. Các đoạn đường mà đèn xe rọi phía trước sẽ bị ngắn đi, và bạn không hiện rõ ở phía sau. Tập thói quen lau chùi tất cả các kính đèn xe, và kiểm tra xem chúng có còn nguyên vẹn. Kính đèn xe bị nứt sẽ làm cho đèn ngày của xe, gây chói mắt xe ngược chiều.

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển
Den xe

23. ĐÈN XE
Đèn pha

   - Đèn pha cần sử dụng thường xuyên. Nó làm tăng khả năng nhìn thấy rõ những gì xảy ra phía trước xe.

   - Đèn ban ngày/ đèn cốt: Trong lúc lái xe bạn phải bật đèn ban ngày. Người ta thường bật đèn ban ngày chung với đèn đậu xe khi lái xe. Cấm bật đèn sương mù cùng với đèn ban ngày.

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

Đèn sương mù
Một số xe được trang bị với đèn sương mù, cho phép bạn sử dụng đèn sương mù thay thế đèn ban ngày lúc trời sáng. Lúc trời tối cũng được phép sử dụng nhưng chỉ khi nào có sương mù hoặc trời mưa to. Cấm bật đèn ban ngày cùng với đèn sương mù. 

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

Đèn phụ
Để tăng ánh sáng đèn trong nhiều tình huống bạn có thể lắp thêm đèn phụ. Đèn giúp tạo thêm ánh sáng ở bề rộng. Nó cũng có thể là đèn rọi xa, làm cho đoạn đường xe chạy được rọi sáng phía trước thêm xa. Chung quy ra chúng cũng chỉ được sử dụng vào những lúc bạn bật đèn pha. Không bao giờ được sử dụng chung với đèn ban ngày.

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

Đèn đậu xe
Khi bạn đứng yên dọc đường và đèn đường không đủ sáng, thì bạn sẽ phải dùng đèn đậu xe. Ngay cả khi ngừng xe tạm thời thì bạn cũng phải bật đèn đậu xe.

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

Đèn sau xe
Đèn sau xe bao gồm hai cái đèn màu đỏ. Chúng bao giờ cũng bật cùng chung với đèn đậu xe, đèn ngày và đèn pha.

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

Đèn sương mù sau xe
Đa số các xe đời mới có đèn sương mù sau xe. Đèn sương mù sẽ sử dụng để chiếc xe sớm được các xe phía sau phát hiện, khi tầm nhìn bị xấu do sương mù, tuyết rơi hoặc mưa to. Ánh sáng của đèn rất mạnh và gây chói mắt, vì vậy mà bạn sẽ tắt đi khi phát hiện có xe phía sau bạn. Khi đèn sương mù phía sau xe bật lên thì đèn kiểm soát ở bảng đồng hồ sẽ báo cho bạn biết.

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

Đèn phanh
Hai đèn đỏ bật sáng khi bạn đạp lên chân phanh. Ở những xe đời mới có gắn cả đèn phanh đặt cao bên trong kính xe sau. 

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

​Ngoài ra, còn có 

- Đèn lùi xe Một hoặc hai đèn màu trắng bật sáng khi bạn cài vào số lùi. 

- Đèn biển số Một hoặc hai đèn rọi sáng biển số xe. Chúng sẽ bật cùng với đèn sau xe.

- Đèn nhấp nháy Là bốn đèn màu cam vàng.

- Đèn nhấp nháy cảnh báo Tất cả bốn đèn nhấp nháy bật cùng lúc. Chúng được sử dụng khi ngừng xe cần kíp và đồng thời khi xảy ra tai nạn. 

Lý thuyết lái xe ban đêm tại Thụy Điển

ĐÈN BAN NGÀY HOẶC ĐÈN PHA
Bạn không được bật đèn pha:
- Khi con đường có đèn và bật đủ sáng.
- Khi bạn bắt gặp các xe khác và quá gần có thể làm người lái xe bị chói mắt.
- Khi bạn bắt gặp xe lửa, xe điện hoặc tàu thủy mà đang chạy dọc con đường, nếu chúng bị rủi ro chói đèn.
- Khi bạn chạy gần phía sau chiếc xe khác. 

* Quy định chung là bạn không được làm chói mắt người lái xe ngược chiều khi bắt gặp họ hoặc làm chói mắt qua kính chiếu hậu của chiếc xe phía trước. 

Một vài lời khuyên mà bạn nên tham khảo:
   - Khi bắt gặp người đi bộ trên đường, thì bạn vẫn tiếp tục để đèn pha. Vì quan trọng là bạn có thể nhìn thấy họ xuất hiện ở đâu và họ là bao nhiêu người. Rủi ro làm chói mắt họ không nhiều, do họ có thể quay mắt để tránh. 

   - Trên đường chạy tới một ngã đường thì cũng thích hợp để lại đèn ban ngày, mặc dù bạn không bắt gặp ai. Vì như thế bạn sẽ không làm khó chịu những xe đang lưu thông trên đường cắt ngang.

LÁI XE KHI THỜI TIẾT XẤU

Sương mù, trời mưa to hoặc khói tuyết lại rất là nguy hiểm. Tầm nhìn cảm tưởng nhận thấy rõ, hơn trong thật tế, và sự nhận định về khoảng cách sẽ trở nên khó khăn hơn. Việc đó thường dẫn đến tốc độ cao và khoảng cách lại quá ngắn khi chạy trên đường làng. Quan trọng là bạn nhìn thấy thật rõ, cả phía trước và phía sau.

ĐẬU XE VÀ NGỪNG XE KHẨN CẤP
   - Khi bạn đậu xe dọc một con đường hoặc trên con đường lúc trời tối, thì đương nhiên là chiếc xe của bạn đảm bảo được nhìn thấy rõ từ xa. Lúc này bạn sẽ sử dụng đèn đậu xe.

   - Khi bạn phải ngừng xe cần kíp thì không phải lúc nào bạn cũng có thể lựa chọn chỗ được. Nếu chiếc xe của bạn nằm ở một chỗ nguy hiểm như trên đường môtô lớn và đường cao tốc, gần những đoạn đường dốc và những đoạn đường cong khuất, trong đường hầm, thì bạn phải dịch chuyển chiếc xe đi khỏi thật nhanh chóng!

   - Đợi cho đến khi bạn mang xe đi khỏi thì bạn phải:

        - Bật đèn đậu xe.
        - Bật đèn nhấp nháy cảnh báo.
        - Để biển tam giác cảnh báo khoảng 100m phía sau xe.
        - Sử dụng dạ quang trên người. Quan trọng là bạn cũng cần được nhận rõ từ xa!

NGUY HIỂM DO THÚ RỪNG
Chú ý giữ sao cho ánh mắt linh động và lái xe cẩn thận trong những khu vực có nhiều thú rừng. Thông thường thì tầm nhìn ở bên hông đường rất xấu, nên rất khó phát hiện con hoẵng và con nai đang tiến đến gần.

bottom of page