Lý thuyết lái xe
LÁI XE TRONG THÀNH PHỐ
14. CÁC QUY ĐỊNH CƠ BẢN
Khi lái xe trong thành phố, bạn thường xuyên dùng đèn tín hiệu và còi, ngay cả vị trí xe của bạn cũng cần phải rõ ràng. Sau đây là những quy định cơ bản cho việc lái xe trong thành phố.
A. Đèn tín hiệu và còi
Bạn chỉ dùng đến còi để cảnh báo những người tham gia giao thông khác nếu bạn nghĩ rằng họ không nhìn thấy bạn và không được sử dụng còi vào các việc khác, thí dụ như để chào hỏi ai ở trên đường.
Đèn phanh
Đèn phanh giúp cho mọi người thấy rằng bạn đang giảm tốc độ. Để chuẩn bị cho những người lái xe phía sau bằng cách phanh nhẹ nhàng một lần, trước khi bạn phanh thực sự. Việc này đặc biệt nên áp dụng khi lái xe trên con đường quê (countryroad/landsväg) và trong lúc giao thông đông đúc.
Liên lạc qua ánh mắt
Một điều rất quan trọng là bạn nên di chuyển mắt để có thể nhìn thấy mọi người khác trong khi đang giao thông. Điều quan trọng là bạn học hiểu ý định của những người khác, thông qua liên lạc bằng ánh mắt và cũng để mọi người hiểu ý định của bạn.
Vị trí chạy xe
Với vị trí đúng trên đường bạn sẽ cho những người trong giao thông khác biết rõ ý định và con đường bạn muốn đi. Điều này cũng là để cho giao thông lưu chuyển nhanh chóng.
-
Nếu bạn quẹo về phải, thì bạn lái xe gần sát cạnh mép phải, cả trước và sau khi quẹo.
-
Khi quẹo trái thì bạn chỉnh xe gần sát vào giữa đường. Như thế thì những người lái xe phía sau có đủ chỗ để lái vượt qua về bên phải. Với vị trí như thế sẽ mang lại nhiều điều lợi, thí dụ như tầm nhìn của bạn sẽ tốt hơn và mọi người nhìn thấy bạn rõ hơn, ít bị rủi ro xảy ra tai nạn. Và sau khi quẹo xong thì lại tiếp tục giữ xe về bên phía phải của con đường.
-
Trong một số khu vực có những con đường nhỏ thì bạn bắt buộc lái về phần bên trái của con đường do có nhiều xe đang đậu. Nhưng ở các ngã đường thì bạn phải đặt xe về lại bên phía phải. Nếu không thì sẽ gây trở ngại cho ai đó đến từ đường bên cạnh khi họ chạy vào.
-
Khi bắt gặp xe ngược chiều ở những con đường nhỏ thì bên nào có sự cản trở ở phần nửa con đường của họ thì phải ngừng xe lại đợi chờ. Một chỗ trống nằm giữa các xe đang đậu có thể dùng để nhường cho xe ngược chiều chạy qua.
-
Tạo khoảng cách an toàn đối với các xe đạp và người đi bộ khi bạn chạy ngang họ. Áp dụng ngay cả đối với các xe đang đậu. Vì một cánh cửa xe có thể đột nhiên mở ra và bạn sẽ khó phản ứng kịp.
Sử dụng đèn nhấp nháy
Để mọi sự tương trợ trong giao thông hoạt động tốt thì bạn không được làm ngạc nhiên những người tham gia giao thông. Bạn sẽ sử dụng đèn nhấp nháy kịp thời mà không gây sự nhầm lẫn trong một số trường hợp như sau:
- Khi bạn lái xe đi từ một mép đường.
- Khi bạn vòng xe trên đường.
- Khi bạn quẹo ở các ngã đường.
- Khi bạn đổi làn đường.
- Khi bạn dịch chuyển vị trí xe về bên hông.
Bạn phải chắc chắn rằng là việc lái xe có thể thực hiện mà không gây nguy hiểm. Sử dụng đèn nhấp nháy vẫn sẽ không làm thoát tội chịu trách nhiệm nếu tai nạn xảy ra.
Đèn nhấp nháy cảnh báo
Đèn nhấp nháy cảnh báo dùng để cảnh báo mọi người khi phải ngừng xe cần kíp hoặc vì một tai nạn giao thông. Được phép sử dụng đèn nhấp nháy cảnh báo đồng thời với việc kéo xe.
B. Người tham gia giao thông
Trẻ em
Trong khu vực nhà ở, bạn sẽ gặp rủi ro cao là trẻ em nhỏ sẽ chạy băng ra ngoài đường. Do vóc dáng của trẻ nhỏ nên dễ bị các xe đang đậu hoặc các bụi cây che khuất. Trẻ cũng có thể chạy nhảy và hành động một cách kì lạ, đôi lúc bạn nhìn thấy trẻ và chúng nhìn thấy bạn, nhưng rồi chúng vẫn có thể chạy ra trước mũi xe của bạn. Trẻ nhỏ khó nhận định khoảng cách đúng mức, vì chúng khó thích ứng việc vừa nhìn xa và nhìn gần. Thính giác của trẻ cũng phát triển từ từ trong lúc lớn lên nên có thể sẽ không nghe thấy các âm thanh của xe đang tới.
Không thể dạy cho các trẻ nhỏ về việc nhìn trước và hiểu rõ các rủi ro. Đương nhiên là một số trẻ em từ 5 tuổi không khó học cách nhìn về hai hướng trước khi đi qua đường, nhưng khi mãi chơi thì trẻ không thể nhớ đến những điều luật này. Vì vậy là người lái xe, bạn có trách nhiệm đối với trẻ em khi lái xe trên đường.
Những tác hại cho trẻ nhỏ
- 50 trẻ em mất mạng hàng năm trong giao thông.
- 2000 trẻ em bị tổn thương trong giao thông hàng năm.
- Bệnh suyễn và các bệnh dị ứng xuất hiện do khí thải từ giao thông xe cộ.
Người đi tuần gần trường học
Những người đi tuần gần trường học mặc trên người những áo mưa dài màu cam để gây chú ý là có trẻ em xuất hiện gần đấy. Họ không có quyền ngăn chặn xe trong giao thông. Nhiệm vụ của họ là giúp trẻ nhỏ qua đường an toàn. Nhưng cũng đừng vì vậy mà tin tưởng tuyệt đối rằng là trẻ em sẽ nghe theo sự hướng dẫn đó. Nên vì vậy, bạn cần giảm tốc độ, và ngừng xe khi bạn nhìn thấy có người đợi qua đường.
Xe buýt chở học sinh
Xe buýt chở học sinh thường dừng xe để cho người lên và xuống xe. Nên chú ý thật cẩn thận, trách nhiệm ở nơi bạn khi bạn chạy vượt ngang qua các xe buýt đang dừng.
Để cảnh báo cho bạn rằng là xe buýt sẽ dừng lại, người lái xe buýt thường bật đèn nhấp nháy khoảng 100m trước khi tấp vào chỗ đợi xe buýt. Trong lúc dừng xe thì đèn ở biển vẫn bật sáng và sẽ tắt hẳn 100 m sau khi rời khỏi chỗ đợi xe buýt.
Những người lớn tuổi
Thị lực, thính lực và sự thăng bằng sẽ suy giảm với tuổi thọ. Người già khó xác định các tình huống giao thông và chậm hiểu những tín hiệu xung quanh. Nhiều người lớn tuổi, bất kể là họ đi bộ, đạp xe hoặc lái xe, cảm thấy không tự tin khi đi ngang một ngã đường. Chúng ta phải tỏ rõ sự quan tâm và cho họ thời gian cần thiết để họ kịp suy nghĩ và quyết định một cách đúng đắn.
Những người khuyết tật
Khi tham gia giao thông có những người khuyết tật dễ nhìn thấy và ẩn kín. Những người bị tổn thương mắt và những ngồi xe lăn thì rất dễ nhận ra, còn một số khác thì khó có thể nhìn thấy được ví dụ
-
Người bị bệnh tiểu đường
-
Người bị chứng bệnh động kinh
-
Người kém tai, ....
Bạn sẽ dễ dàng nhận ra những người bị tổn thương mắt từ xa vì họ sử dụng một cây gậy trắng để tìm đường phía trước mặt. Khi người khiếm thị có ý định đi qua đường, thì họ sẽ sử dụng cây gậy của mình như sau:
-
Cây gậy cầm thẳng xuống là khi họ đứng đợi và lắng nghe.
-
Cây gậy chĩa thẳng ra phía trước là khi họ định đi qua đường.
Một con chó dẫn đường có đeo vòng cổ trắng là một dụng cụ dẫn dắt rất tốt cho những người khiếm thị. Chúng được đào tạo để tránh hoặc ngừng để tránh chướng ngại vật. Nhưng chúng không thể nhận định là khi nào thích hợp để đi qua đường hoặc phân biệt tín hiệu đèn xanh hoặc đỏ. Cho nên, là người lái xe, bạn cũng cần chú ý cẩn thận đến những người khuyết tật khi tham gia giao thông.
C. Những người dễ bị tổn thương trong giao thông
Là những người đi bộ, những người đạp xe và những người chạy xe gắn máy.
Người đi bộ
Có khoảng 1/3 số người đi bộ bi tổn thương trên những chỗ qua đường.
- Khi bạn tiến gần chỗ qua đường không có đèn giao thông thì bạn phải nhường người đi bộ đang đi trên chỗ qua đường hoặc đang sắp rời khỏi chỗ qua đường.
- Để tránh hiểu lầm, bạn nên liên lạc qua ánh mắt với người đi bộ. Vì như thế bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy trước ý định của họ.
- Không bao giờ đưa tay vẫy mời một người đi bộ khi bạn đã ngừng xe để nhường. Vì như thế anh ta sẽ có cảm giác an toàn và không quan sát kĩ lưỡng. Rủi ro là là người đi bộ không nhìn thấy, hoặc không nghĩ rằng có thể xuất hiện xe trong làn đường từ hướng khác chạy tới.
- Nếu bạn chạy ngang một chỗ qua đường có đèn giao thông và quẹo sang đường thì bạn phải chạy với tốc độ thấp và nhường người đi bộ mà đang đi qua đường.
Người đi xe đạp và xe máy
- Giữ khoảng cách thật tốt về phía bên hông xe khi bạn lái vượt người chạy xe đạp và nên nghĩ đến việc anh ta có thể chạy loạng choạng.
- Làn đường xe đạp chỉ được mỗi người chạy xe đạp và người chạy xe gắn máy loại II sử dụng.
- Khi cắt ngang làn đường xe đạp thì bạn phải nhường cho những ai chạy trên làn đường này.
- Khi cắt ngang chỗ qua đường của xe đạp có hoặc không có đèn giao thông, thì bạn cần lái với tốc độ thấp và nhường người chạy xe đạp và xe gắn máy. Điều này cũng áp dụng ngay cả khi bạn rời khỏi vòng xoay.
- Khi bạn tiến gần đến chỗ qua đường của xe đạp thì bạn sẽ phải chọn tốc độ phù hợp, để giảm nguy cơ cho những ai đang chạy qua đường của xe đạp. Nếu có đèn giao thông hoặc biển ưu tiên, người chạy xe đạp phải nhường bạn.
Môi trường giao thông được làm an toàn và quan tâm tới con người hơn
Để đảm bảo an toàn cho những người dễ bị tổn thương trong giao thông một số biển báo sớm hoặc biển hạn chế cho ôtô trong giao thông như các biển sau:
Khu vực đông dân cư
- Biển này có nghĩa là bạn chạy đến khu vực đông dân cư và tốc độ hạn chế tối đa là 50km/h.
- Và khi rời khỏi khu vực đông dân cư thì tốc độ hạn chế tối đa là 70km/h.
30KM/H
- Khi bạn chạy vào những khu vực có biển 30km/h thì phải chú ý kĩ do ở đó cũng hay thường xuất hiện những người dễ bị tổn thương trong giao thông. Tốc độ chạy tối đa chỉ được 30km/h.
Đường tốc độ thấp
- Biển này có nghĩa là không thích hợp chạy nhanh hơn tốc độ 30km/h.
Khu vực chạy chậm
- Trong khu vực chạy chậm bạn chỉ được chạy với tốc độ như đi bộ, và phải nhường người đi bộ. Được đậu xe ở những chỗ đậu được cho phép riêng. Khi bạn rời khỏi khu vực chạy chậm thì sẽ áp dụng luật lái từ trong ra.
Khu đường người đi bộ
- Trong khu đường người đi bộ áp dụng giống luật chạy vào khu vực chạy chậm. Sự khác biệt là các xe chạy bằng máy bị hạn chế khi lái vào khu đường người đi bộ.
Theo thứ tự giao thông nào
Đôi lúc sẽ xảy ra việc bạn bắt gặp nhiều sự hướng dẫn đồng thời cùng một lúc. Một người cảnh sát có thể vẫy gọi bạn chạy về phía trước, mặc dù có tín hiệu đèn đỏ, hoặc có tín hiệu đèn xanh nhưng bên dưới cây đèn lại treo dựng biển Stopp. Các hướng dẫn vì vậy sẽ áp dụng theo thứ tự như sau:
-
Dấu hiệu cảnh sát.
-
Tín hiệu đèn giao thông.
-
Biển đường và vạch đường.
-
Luật lệ giao thông.
15. DẤU HIỆU CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG
Dấu hiệu cảnh sát giao thông
Việc tuân theo tín hiệu cảnh sát giao thông là một điều cơ bản. Một số người khác cũng có quyền điều khiển giao thông và ngăn chặn những người tham gia trong giao thông. Họ có thể là cảnh sát, quân đội, nhân viên hải quan, bảo vệ bãi xe, người hướng dẫn giao thông ở chỗ làm đường. Qua quần áo mặc trên người hoặc qua những dụng cụ có thể cho thấy chức quyền của họ. Một số dấu hiệu cơ bản.
A. Các xe đến từ phía trước và sau sẽ ngừng lại
B. Ngừng xe
C. Giảm tốc độ
D. Chạy theo sau xe cảnh sát và ngừng xe lại phía sau nó.
E. Chiếc xe cảnh sát phía sau bạn với tín hiệu đèn xanh đỏ nhấp nháy có nghĩa là bạn sẽ ngừng xe cạnh mép đường.
Các tín hiệu đèn giao thông
Các đèn tín hiệu giao thông dựng ở các ngã tư đường với lưu lượng giao thông cao để giúp các phương tiện lưu chuyển nhanh chóng và an toàn.
- Đèn đỏ có nghĩa là dừng xe. Dừng xe không được quẹo trái. Dừng xe không được đi thẳng. Dừng xe đối với xe đạp.
- Đỏ và vàng có nghĩa là sắp chuyển sang xanh. Bạn không được chạy ngang qua đèn trước khi nó chuyển qua xanh.
- Đèn xanh có nghĩa là bạn được chạy.
- Đèn vàng đứng yên có nghĩa là bạn sẽ dừng xe, nếu có thể được thì nên phanh lại.
- Đèn vàng nhấp nháy là đèn cảnh báo. Bạn sẽ lái đặc biệt cẩn thận do sự đèn giao thông ở ngã tư đường đã hỏng, nên sẽ áp dụng theo biển báo trên đường. Nếu bạn chạy trên con đường chính (đường ưu tiên), thì giao thông ở đường cắt ngang sẽ nhường bạn. Nếu có biển báo nhường đường, thì bạn sẽ nhường cho các phương tiện khác ở đường cắt ngang. Ngoại trừ, một số đoạn đường không có biển báo thì sẽ áp dụng luật nhường bên phải.
Các biển đường gần ngã tư đường
Đường nhiều xe chạy thường là đường chính. Biển báo đường chính dựng sau các ngã tư đường. Đường chính tiếp tục cho đến khi có biển báo kết thúc.
Việc bạn lái xe trên đường chính cũng có nghĩa là giao thông ở cả hai bên, phải và trái sẽ phải nhường đường cho bạn. Định nghĩa về việc nhường đường có nghĩa là bạn cho thấy rõ ràng ý định nhường bằng cách giảm tốc độ kịp thời và dừng xe lại nếu cần thiết.
Những ai tiến gần đến ngã tư đường từ bên hông đường chính được cảnh báo qua biển nhường đường. Biển nhường đường thường được làm rõ chung với vạch nhường đường.
Ở một số ngã tư, việc nhường đường được bổ sung thêm với nhiệm vụ ngừng xe. Lý do có thể là tầm nhìn ở ngã tư đường bị khuất và đã từng xảy ra tai nạn trước đây. Nhiệm vụ ngừng xe có nghĩa là bạn buộc phải ngừng xe và chú ý nhường đường trước khi bạn lái xe đi tiếp. Bạn sẽ dừng xe ở lằn stopp, hoặc nếu nó không có hoặc bị che lắp bởi bùn tuyết, thì ngừng ngay trước khi lái vào con đường mới.
Đôi lúc xuất hiện các ngã đường mà ở đó tất cả các xe đều có nhiệm vụ ngừng xe. Nó được gọi là đường có nhiều ngã ngừng xe và người nào dừng trước thì được lái đi trước. Quan trọng là người lái xe cần tỏ rõ sự quan tâm và có liên lạc qua ánh mắt với những người lái xe khác, để không có sự nhầm lẫn nào xuất hiện.
16. LUẬT GIAO THÔNG
Bạn sẽ áp dụng các luật giao thông khi không có các hướng dẫn khác xuất hiện như dấu hiện cảnh sát, biển báo (như bên trên đã trình bày).
Luật giao thông bao gồm một số luật lệ cơ bản như sau:
- Luật nhường phải.
- Luật nhường khi quẹo.
- Luật lái từ trong ra.
A. Luật nhường phải
- Luật nhường phải có nghĩa là bạn sẽ nhường cho các xe đến từ bên phải. Luật nhường phải cũng áp dụng khi hai hướng đường của các xe cắt chéo nhau ở một chỗ đường mở rộng hoặc ở những khu vực tương tự, thí dụ như ở bên trong bãi đậu xe hoặc bên trong cây xăng.
- Đôi lúc cũng có các biển báo, để bạn chú ý là luật nhường phải áp dụng tại đó. Nó có thể được dựng ở những ngã tư có tầm nhìn khuất. Biển báo cũng có thể dựng ở những ngã tư đường nơi thường hay xảy ra các tai nạn.
- Luật nhường phải rất dễ áp dụng nhưng đôi lúc vẫn có sự nhầm lẫn do đánh giá sai về con đường mà bạn đang chạy. Tùy vào đường nhỏ hay lớn mà bạn có thể nghĩ là được quyền chạy trước hay phải nhường đường. Tuy nhiên, cần chú ý chính xác các biển báo trên đường để tránh nhầm lẫn.
Trong hình,
-
Tại ngã tư thứ 1, xe A chạy thẳng do xe B theo luật nhường bên phải.
-
Tại ngã tư thứ 2, xe A phải nhường đường cho xe C theo luật nhường bên phải.
B. Luật nhường đường khi quẹo
Khi bạn quẹo vào con đường mới thì bạn không được cản trở giao thông ở trên con đường đó. Trên đường, có thể đang có người đi bộ hoặc người chạy xe đạp đang băng ngang đường.
Khi bạn quẹo về bên trái ở trong một ngã đường thì bạn sẽ phải nhường cho các xe chạy ngược chiều.
Và nếu xe ngược chiều cũng quẹo về bên trái, thì phải thật chú ý kĩ càng. Liên lạc qua ánh mắt với người lái và chuẩn bị nhường cho các xe khác hiện đang bị che khuất.
Trong hình,
-
Xe A muốn quẹo trái nên phải nhường đường cho cả xe B và xe C đang đi thẳng.
C. Luật lái từ trong ra
Bạn bao giờ cũng phải nhường đường khi bạn lái xe ra ngoài từ:
- Bãi đậu xe, tòa nhà tư, cây xăng hoặc những khu vực tương tự.
- Đường mòn nhỏ, đường riêng rẽ hoặc những con đường tương tự.
- Làn đường xe đạp, vỉa đường, khu đường đi bộ, khu vực chạy chậm hoặc đường rừng.
- Làn đường đi bộ hoặc lòng đường xe đạp, mà bạn đã cắt ngang.
Ngoài ra còn có một số luật giao thông khác như:
D. Luật nhường xe buýt
- Khi bạn chạy ngang chiếc xe buýt đang đứng yên, thì bao giờ cũng phải thật chú ý kĩ càng. Bạn không bao giờ biết rằng là khi nào sẽ có người nào xuất hiện phía trước mũi xe buýt, rồi chạy lao vào lòng đường. Hãy giảm tốc độ và đề phòng.
- Nếu tốc độ cho phép tối đa là 50km/h hoặc thấp hơn, thì bạn sẽ chậm xe lại hoặc ngừng xe, nếu người lái xe buýt dùng đèn nhấp nháy ra hiệu cho thấy rằng anh ta sẽ rời khỏi chỗ đợi xe buýt.
Luật nghẽn đường
- Đừng làm nghẽn các ngã tư đường và các chỗ qua đường.
- Chủ động chọn cách lái xe phừ hợp khi bạn sắp chạy vào các ngã tư đường, để bạn không buộc phải dừng xe ở một chỗ, mà gây trở ngại cho giao thông ở đường cắt ngang. Điều đó cũng áp dụng ngay cả khi bạn tiến gần đến các chỗ qua đường của xe đạp.
- Đối với một số người thì được miễn áp dụng luật như cảnh sát, nhân viên hải quan, nhân viên cứu nguy và viên canh giữ biên phòng, bác sĩ, y tá, bà đỡ đẻ, thú y và với thêm một số người được phép phạm luật giao thông, khi thật cần kíp. Khi liên quan đến luật áp dụng tốc độ, luật đậu xe, v.v…
Nhường thoáng đường
- Xe cảnh sát, xe cứu hỏa và xe cứu thương là những xe cần chạy khẩn cấp. Bạn sẽ nên nhường thoáng đường cho các xe này khi chúng hú còi hoặc có đèn hiệu xanh đỏ. Bạn cần chạy sát về một bên và nếu cần thì ngừng xe, để giúp cho sự lưu thông của các xe đó. Đôi lúc cũng sẽ khó xác định được là xe đó đến từ đâu, nên vì vậy bạn cần chuẩn bị hành động tối đa khi nghe tiếng còi yêu cầu nhường thoáng đường.
- Xe lửa và xe điện , bạn cũng sẽ phải nhường thoáng đường. Lý do đương nhiên là những xe này khó ngừng lại và không thể nào nhường đường được.
Không cản trở hoặc làm gián đoạn
Nếu bạn bắt gặp hoặc chạy theo kịp một đoàn xe quân đội, một nhóm trẻ em có người hướng dẫn, một đoàn người đi đám ma hoặc những gì tương tự, thì bạn không được cản trở hoặc làm gián đoạn đoàn người.
Đường một chiều
Vị trí xe chạy trên đường một chiều chỉ khác biệt một tí so với đường bình thường. Khi bạn quẹo trái thì bạn đặt xe sát về bên trái trước chỗ quẹo.
Vòng xoay (bùng binh)
- Lợi điểm khi có vòng xoay là làm tăng sự lưu thông, đồng thời mức độ nghiêm trọng và số lượng tai nạn giảm xuống. Điều đó cũng là do những người lái xe buộc phải giảm tốc độ.
- Tất cả các xe mà sắp chạy vào trong vòng xoay, phải nhường cho xe bên trong vòng xoay và đến từ phía bên trái. Bạn lên kế hoạch từ sớm để tránh ngừng xe không cần thiết!
- Những xe loại lớn như xe buýt và xe tải chiếm rất nhiều khoảng không gian trong làn đường. Nên tránh lái ngang hàng với chúng trong lúc quẹo. Rủi ro bị va chạm có thể rất lớn, nếu xe tải len vào trong làn đường của bạn.
-
Vòng xoay một làn Nếu bạn chạy thẳng hoặc quẹo phải thì bạn chạy sát về bên phải. Và nếu quẹo trái thì sát về bên trái.
-
Vòng xoay nhiều làn Nếu bạn chạy thẳng hoặc quẹo phải thì bạn chọn làn bên phải. Và nếu bạn chạy thẳng và quẹo trái thì chọn làn trái.
Khi bạn rời khỏi vòng xoay
- Bạn sẽ sử dụng đèn nhấp nháy để cho thấy rõ ý định của bạn.
- Bạn sẽ quan sát cả về phía sau và ra dấu trước khi đổi len.
- Sẽ chú ý đến những người chạy xe đạp. Chạy với tốc độ thấp và nhường những người chạy xe đạp và xe gắn máy ở trên chỗ qua đường của xe đạp.
Làn đường
- Khi trên đường có nhiều làn đường, thì quan trọng là bạn lên kế hoạch từ sớm về việc sẽ chạy như thế nào. Việc đổi làn đường muộn thường là nguyên nhân đưa đến nhiều tình huống xảy ra tai nạn, do các xe xung quanh bị bất ngờ bởi sự lạng lách đột ngột.
- Nếu bạn vì lý do đã chọn sai làn đường, thì tốt hơn hết là tiếp tục đi rồi sau đó vòng xe ở một chỗ thích hợp gần nhất.
Làn đường ưu tiên
- Để các xe buýt chạy trong thành phố có thể đến đúng giờ theo giờ chạy và không bị cản trở bởi sự nghẹt xe, chúng ta sẽ có những làn đường dành riêng đặc biệt, được gọi là làn đường ưu tiên. Những người chạy xe đạp và xe gắn máy cũng được chạy vào trong làn đường ưu tiên. Nếu các phương tiện khác được chạy vào thì sẽ được ghi rõ bên trên biển phụ.
- Ở trong ngã tư như trong hình chụp, thì mặc dù mũi tên trong lòng đường, thì xe chạy theo tuyến đường vẫn được phép chạy thẳng từ bên phía làn phải. Nhưng chỉ áp dụng cho mỗi xe chạy theo tuyến đường thì mới làm được như vậy.
Đổi làn xe
Nếu có người nào đó đã ra dấu cho thấy là anh ta muốn đổi làn đường - hãy trợ giúp! Bạn sẽ giúp bằng cách tăng khoảng cách đến chiếc xe phía trước.
Thực hiện cách thức đổi làn đường như sau:
- Lên kế hoạch đổi làn từ sớm.
- Thường thì bạn không giảm tốc độ vì như thế các xe phía sau sẽ tiến gần hơn và sẽ cản trở việc đổi làn đường của bạn.
- Kiểm tra xe bằng cách nhìn vào kính chiếu hậu và các kính bên.
- Nhìn ngang qua vai, kiểm tra giao thông ở góc chết.
- Bật đèn ra dấu! Rồi đợi chờ một khoảnh khắc để xem những người khác phản ứng như thế nào.
- Đổi sang làn từ từ mà không đánh mạnh tay lái. Tăng tốc độ lên một chút để tạo khoảng cách thêm xa đối với các xe phía sau.
NGUYÊN TẮC RĂNG CƯA
Trong những hoàn cảnh khi có nhiều giao thông mà lại ít chỗ trống thì những người lái xe sẽ phải tỏ ra quan tâm lẫn nhau. Nó có thể xảy ra ở những chỗ khi hai làn đường nhập lại làm một, hoặc hai lòng đường xe chạy nhập lại làm một. Lúc đó thì áp dụng sự kết nhập hoặc nguyên tắc răng cưa, có nghĩa là xe này chạy rùi đến xe nọ.
ĐƯỢC PHÉP LÁI VƯỢT VỀ BÊN PHẢI
- Tốc độ tối đa là 70 km/h.
- Có ít nhất là hai làn đường về cùng một hướng, bạn có thể vượt bên trái hoặc phải đều được.
- Khi chiếc xe phía trước cho thấy rõ ràng là anh ta sẽ quẹo về bên trái.
- Bạn được vượt chiếc xe đang sửa đường về phía nào thích hợp nhất.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẤM LÁI VƯỢT
Sẽ áp dụng mọi nơi:
- Khi có biển báo cấm lái vượt.
- Nếu có xe ngược chiều đang chạy tới.
- Nếu chiếc xe phía sau hoặc phía trước bắt đầu lái vượt bạn.
- Về bên phía trái, nếu chiếc xe phía trước đã ra dấu để quẹo về bên trái.
- Trước hoặc trên những đoạn đường dốc, nhưng vẫn có thể vượt được xe hai bánh.
- Ở những đoạn đường cong khuất.
- Trước đường xe lửa mà thiếu các thiết bị bảo vệ như rào chắn và tín hiệu đèn, nhưng vẫn có thể vượt được xe hai bánh.
- Ở những ngã tư áp dụng luật nhường phải, nhưng vẫn có thể vượt được xe hai bánh.
- Trước chỗ qua đường hoặc chỗ qua đường của xe đạp mà không có đèn giao thông.
17. DỪNG VÀ ĐẬU XE
Khi bạn dừng xe và đậu xe thì bạn phải xem kỹ để không gây nguy hiểm hoặc cản trở không cần thiết các phương tiện giao thông khác. Lùi xe cũng chỉ được thực hiện khi không gây nguy hiểm hoặc cản trở cho các giao thông khác.
- Dừng xe. Dừng xe là cho người lên và xuống xe. Bưng bê đồ lên và xuống xe. Ngoài hai trường hợp này ra là đậu xe.
- Đậu xe. Tối đa 24 tiếng ở những chỗ có để biển đậu xe. Chỉ áp dụng cho ngày thường chứ không tính ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ. Nói cách khác thì là vào những ngày thường bạn chỉ được đậu tối đa là 24 tiếng còn những ngày còn lại thì vô tư.
A. Những biển phụ
- Những biển phụ cho biết thời gian có đáy màu vàng và viền đỏ, chúng đi kèm chung với các biển cấm.
- Còn những biển phụ cho biết thời gian có đáy màu xanh đậm và viền trắng, chúng đi kèm chung với những biển cho phép đậu xe.
- Con số in màu đen hoặc màu trắng mà không nằm trong ngoặc đơn, cho biết là ngày thường.
- Con số nằm trong ngoặc đơn cho biết là ngày thứ bảy.
- Con số in màu đỏ cho biết là ngày chủ nhật và các ngày lễ.
- Những mũi tên sơn trên các biển phụ cho biết hướng nào mà biển đường áp dụng.
Những chỗ đậu xe dành cho người khuyết tật
Ô đậu xe dành cho người khuyết tật với kí hiệu người ngồi xe lăn có nghĩa là cho phép những người đi lại khó khăn mà có giấy phép đặc biệt, đậu xe ở đó. Còn không có giấy phép thì chỉ được dừng xe cho người lên và xuống xe.
Đồng hồ giấy dùng để đậu xe
Đồng hồ giấy dùng hạn chế thời gian đậu xe. Những miếng giấy này bạn có thể mua ở tiệm bán tạp hóa hoặc tiệm thuốc lá. Đồng hồ giấy bạn để kẹp bên trong dưới kính xe. Bạn để kim chỉ giờ vào giờ nào bạn rời khỏi xe, trong thời gian cho phép đậu.
B. Những chỗ cấm đậu xe
- Khi có biển cấm đậu.
- Ít hơn 30 m trước và sau đường xe lửa.
- Trên đường chính.
- Trước một lối ra của nhà riêng.
- Trên lòng đường cạnh chiếc xe đang đậu hoặc một contain. Nhưng không áp dụng cạnh những chiếc xe hai bánh như xe đạp, xe gắn máy và xe môtô.
- Đậu quá sát vào một chiếc xe nào đó về phía bên hông để người ta khó mở cửa hoặc sát về phía trước để người ta khó mà dịch chuyển xe đi được.
- Bánh xe nhô hẳn ra ngoài ô đậu.
- Ở chỗ đợi xe buýt.
- Trong phạm vi gần chỗ đợi xe buýt, ít hơn 20m trước chỗ đợi xe và sau 5m.
- Vạch đường kẽ vàng trên mép đường của vỉa hè, đôi lúc phối hợp chung với các vạch vàng cắt chéo sơn trên mặt đường để lưu ý rõ việc cấm đậu xe.
C. Những chỗ cấm dừng xe
- Khi có biển cấm dừng.
- Trên hoặc trong phạm vi 10 m trước chỗ qua đường và chỗ qua đường của xe đạp. Nhưng không áp dụng sau chỗ qua đường và chỗ qua đường của xe đạp.
- Trong ngã đường và phạm vi 10 m từ ngã đường. Điều cấm áp dụng cả trước và sau ngã đường.
- Trên hoặc gần những đoạn đường dốc và trong hoặc gần những đoạn đường cua khuất. Điều cấm áp dụng trước và sau đọan đường dốc hoặc đường cong khuất.
- Trên đường xe lửa hoặc ngã tư đường xe điện.
- Khi che khuất biển đường hoặc tín hiệu đèn giao thông.
- Trong đường hầm.
- Từ hông xe đến đường lằn nguyên bên phía len của bạn là ít hơn 3 m.
- Cạnh vạch đường nguyên vàng trên đường hoặc trên mép vỉa hè.
- Trong lòng đường đi bộ và lòng đường đi xe đạp.
- Trong khu vực cấm.
- Trên đường môtô lớn và đường cao tốc, áp dụng luôn cả ở những đoạn phóng xe ra ngoài và những lối rẽ vào trong đường nhỏ.
* Xin lưu ý rằng là những chỗ đã cấm dừng xe thì đương nhiên cũng sẽ áp dụng cho cả cấm đậu xe.
Đậu xe theo ngày
Để dễ dàng làm sạch đường và dọn sạch tuyết nên nhiều vùng họ sử dụng việc đậu xe theo ngày. Khi áp dụng thời gian đậu xe theo ngày thì tất cả các xe đậu xe về cùng một dãy của con đường. Điều đó cũng có nghĩa là dãy đường bỏ trống sẽ dễ dàng làm sạch đường.
Khi áp dụng cách đậu xe theo ngày, thì cấm đậu xe như sau:
- Ngày lẽ đậu dãy nhà số lẽ.
- Ngày chẳng đậu dãy nhà số chẵn.
Nếu áp dụng đậu xe theo ngày từ khoảng 0-6 có nghĩa là:
- Luật đậu xe theo ngày áp dụng trong vòng sáu tiếng từ 0-6.
- Phần lớn trong ngày, từ 06 tới 24, thì bạn có thể đậu xe ở hai bên dãy nhà.
Một số lời khuyên về việc đậu xe
- Bạn chỉ được đậu xe về bên phải theo hướng đường xe chạy. Nếu có đường ray của xe điện ở bên làn đường phải, hoặc nếu con đường là dạng đường một chiều thì bạn đương nhiên được đậu xe về bên trái.
- Nếu đường dốc xuống, thì bạn có thể chĩa bánh xe trước vào để nó cà vào mép vỉa hè. Vì như thế thì sẽ giảm rủi ro, rằng chiếc xe sẽ tự lăn xuống.
- Bạn không được để chìa khóa xe lại trong xe. Vì để tránh những đứa trẻ không biết gì làm gây ra tai nạn, và cũng để ngăn cản việc lấy cắp đồ trong xe hoặc người khác lấy mất xe.
- Khi trời nắng to, thì sẽ rất nóng trong xe. Đừng bao giờ để lại trẻ nhỏ hoặc thú nuôi ngồi lại trong xe