Lý thuyết lái xe
1. THÔNG TIN CƠ BẢN
A. Khi nào bạn có thể bắt đầu tập lái xe ô tô
-
16 tuổi được tập lái xe ôtô.
-
17 tuổi rưỡi được tập lái xe ôtô hoặc xe tải nhẹ, có gắn móc kéo.
B. Điều kiện tập lái tư (có người dạy riêng)
-
Cả người dạy lái và người học lái sẽ phải học qua một khóa giới thiệu (không yêu cầu phải học cùng lúc với nhau).
-
Người dạy lái phải có giấy phép dạy lái.
-
Người học phải có giấy phép tập lái.
C. Người dạy lái xe
-
Người dạy lái phải từ 24 tuổi trở lên và có bằng lái xe ôtô liên tục trong 5 năm gần nhất.
-
Bằng lái phải được cấp trong các nước EES (European Statistical System), Na uy, Iceland và Liechtenstein.
-
Là người có thói quen và xử lý các tình huống với xe tốt.
-
Sẽ ngồi cạnh người học trong lúc tập lái.
-
Trong lúc tập lái thì người dạy lái được xem là người ngồi lái và chịu trách nhiệm pháp lí cho tất cả các việc bất trắc xảy ra.
D. Khi tập lái xe
-
Cả người dạy lái và người học sẽ mang theo giấy phép dạy lái và giấy phép tập lái.
-
Được phép mang theo hành khách.
-
Dán biển ĐANG TẬP LÁI (Övningskör) màu xanh lục/ đỏ phía sau xe.
F. Hình dạng bằng lái xe
-
18 tuổi là bạn được phép lấy bằng lái xe.
-
Thường thì bằng lái xe sẽ phải đổi mới sau 10 năm.
Với bằng lái xe loại B, bạn được phép chạy những xe cơ giới như sau:
-
Xe ôtô và xe tải nhẹ, có gắn móc, với tổng khối lượng tối đa là 3,5 tấn.
-
Xe buýt chở 8 hành khách.
-
Xe ôtô loại ba bánh.
-
Xe máy cày.
-
Xe gắn máy loại I.
-
Xe chở phụ tùng loại I.
-
Xe chở đất.
G. Thời gian thử thách
Sau khi thi đậu, bạn sẽ được nhận bằng lái xe và bằng lái mới của bạn được ban hành với thời gian thử thách là 2 năm. Có nghĩa là nếu bằng lái bị thu lại trong thời gian thử thách, thì bạn phải thi lại từ đầu kể cả lý thuyết và thực hành.
2. ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN
A. Các định nghĩa cơ bản
-
Đường là những gì người, xe có thể đi ví dụ như đường xe chạy, đường phố, đường đi bộ, đường trong chợ, đường cưỡi ngựa, v.v….
-
Người tham gia giao thông là những ai có mặt trên đường, đang đi trên đường hoặc ngồi trong xe, hoặc đang cưỡi ngựa, v.v….
-
Phương tiện giao thông bao gồm nhiều phương tiện khác nhau, ví dụ như các xe cơ giới, các loại móc kéo, xe đạp, xe ngựa, xe ô tô, v.v….
B. Các vạch đường
- Các vạch đường dọc: thường sử dụng như các vạch mép đường, các vạch cấm, các vạch chia làn đường, v.v…
- Các vạch đường ngang: thường là vạch dừng lại, vạch nhường đường, vạch qua đường, v.v…
- Các vạch đường khác ví dụ như vạch mũi tên chỉ len đường, các kí hiệu trên lòng đường, các vạch màu vàng gần chỗ đợi xe buýt, v.v…
C. Các biển báo trên đường
Biển cảnh báo
- Các biển cảnh báo có hình tam giác thuận (có đỉnh ở trên), màu vàng và viền đỏ.
- Theo lệ chúng thường nằm từ 150-250m bên ngoài khu vực đông dân cư. Và từ 5-50m bên trong khu vực đông dân cư.
- Đôi lúc có những biển phụ kèm theo bên dưới cho biết rõ thêm thông tin, ví dụ khoảng cách từ biển tới nơi được cảnh báo.
- Khi nhìn thấy biển cảnh báo nguy hiểm, thì bạn nên giảm tốc độ và tránh lái vượt.
- Ví dụ về biển cảnh báo đường hai chiều, hoặc biển cảnh báo khu vực đang thi công (kèm biển phụ bên dưới)
Biển cấm
- Các biển cấm có hình tròn, thường có nền màu vàng và viền đỏ.
- Theo quy định các biển cấm áp dụng từ nơi có biển cho đến giao lộ (hoặc ngã đường) kế tiếp.
- Hoặc biển cấm có thể kết thúc ở một biển kết thúc hoặc với một biển phụ.
- Ví dụ bên dưới là biển cấm đối với xe ô tô hoặc biển kết thúc việc cấm vượt cho xe tải.
Biển chỉ định
- Các biển chỉ định có hình tròn, có nền màu xanh dương và viền trắng.
- Biển chỉ định cho bạn biết những gì bạn buộc phải làm theo.
- Các biển này áp dụng từ vị trí biển và cho đến ngã đường kế tiếp (giao lộ kế tiếp).
Biển thông tin
- Biển thông tin có nhiều hình dạng khác nhau.
- Biển thông tin có hai dạng, biển hướng dẫn và biển chỉ đường.
- Ví dụ về biển thông báo vào khu vự dân cư, và biển thông báo đã hết vùng giới hạn tốc độ.
Biển phụ
- Biển phụ dựng cùng với các biển khác.
- Chúng bổ sung ý nghĩa cho có các biển bên trên.
- Ví dụ về biển phụ chỉ khoảng cách tới địa điểm thi công trên đường, hoặc thời gian cấm theo ngày.
3. LUẬT CƠ BẢN
Khi bạn lái xe thì phải hiểu và áp dụng những luật giao thông cơ bản. Sau đây là những gì bạn phải biết:
-
Bạn phải tập trung, chú ý và thận trọng.
-
Tỏ rõ sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em, người lớn tuổi, những người khuyết tật và sinh viên, học sinh khi tới gần trường học.
-
Bạn sẽ không gây trở ngại hoặc cản trở khi không cần thiết.
-
Bạn sẽ thận trọng cả đối với những người đang sống hoặc xuất hiện gần trên đường.
-
Giao thông dựa trên sự tương trợ lẫn nhau. Điều đó cũng có nghĩa là bạn tham gia giao thông không gây bất ngờ cho những người khác hoặc bị người khác làm bất ngờ. Điều này có nghĩa là bạn cần lái xe vững vàng, dứt khoát và hiểu rõ những rủi ro xung quanh. Đó là một cách lái cẩn thận và đề phòng (defensive driving).
A. Lái xe cẩn thận có nghĩa là:
-
Đủ thời gian khi lái xe.
-
Đề phòng những chuyện bất trắc có thể xảy ra.
-
Tránh các rủi ro.
-
Nghĩ trước làm sau.
-
Bao giờ cũng tính trước một bước.
-
Giữ khoảng cách an toàn.
-
Phanh kịp thời.
-
Lái xe thủng thẳng.
-
Quan sát tốt cả về phía sau xe.
B. Điều chỉnh tốc độ hợp lý
-
Lái xe với tốc độ thích hợp (adapt speed) là một trong những nhân tố quan trọng để tránh tai nạn giao thông. Với tốc độ thấp bạn sẽ kịp quan sát và nếu có lỡ xảy ra tai nạn thì cũng không nghiêm trọng.
-
Bạn phải điều chỉnh tốc độ phù hợp để tăng sự an toàn khi tham gia giao thông. Điều đó cũng có nghĩa là bạn không được lái xe chạy nhanh đến mức mà bạn không còn kiểm soát được chiếc xe của bạn. Bạn phải có khả năng dừng xe trong một khoảng cách an toàn tối thiểu tính từ đầu xe theo hướng mắt nhìn khi lái xe trước khi đụng vào bất cứ một vật cản mà có thể nhìn thấy được trước (Khoảng cách an toàn tối thiểu là khoảng cách tính từ đầu xe đến điểm ở phía trước theo hướng lái xe mà tại điểm đó xe dừng lại trước khi đụng vào bất cứ một chướng ngại vật nào)
Và bạn phải thích ứng tốc độ qua những điều như sau:
Hoàn cảnh giao thông.
-
Thời tiết.
-
Tầm nhìn.
-
Mặt đường.
-
Khả năng lái xe.
-
Tình trạng chiếc xe và các phanh.
Đúng tốc độ sẽ giúp bạn:
-
Mức độ nguy hiểm sẽ giảm đi.
-
Bạn có nhiều thời gian quan sát.
-
Bạn kịp ngừng xe trong một khoảng cách an toàn tối thiểu.
-
Bạn kịp ngừng xe trước mỗi chướng ngại vật mà nhìn thấy được.
C. Một số tình huống khác
Có một số tình huống mà khi đó rủi ro tai nạn đặc biệt cao hoặc rất cao nên bạn phải giữ tốc độ vừa đủ thấp. Áp dụng ở những nơi như sau:
-
Bên trong khu vực đông dân cư.
-
Khi tầm nhìn bị giảm do bởi trời tối hoặc thời tiết xấu.
-
Cạnh các chỗ qua đường hoặc những chỗ mà người đi bộ cắt ngang đường.
-
Ở những nơi xuất hiện đường cắt ngang .
-
Ở những đoạn đường cong và bị khuất tầm nhìn (khúc cua gấp).
-
Ở những đoạn đường dốc và có tầm nhìn bị khuất.
-
Khi bị rủi ro bị lóa đèn (chói đèn).
-
Khi bắt gặp xe ngược chiều ở những con đường nhỏ.
-
Khi mặt đường trơn trượt.
-
Khi bạn tiến gần xe điện, xe buýt, hoặc xe chở học sinh mà đã dừng lại để người hành khách xuống xe hoặc lên xe.
-
Khi bạn chạy gần trẻ em mà đang ở trên đường hoặc cạnh đường.
-
Khi bạn lái gần các con vật trên đường.
-
Chỗ làm đường.
-
Chạy ngang chỗ xảy ra tai nạn giao thông.
-
Khi mặt đường có nước bẩn và có người đi bộ xung quanh dễ bị bắn nước bẩn lên người đi bộ.
-
Ngoài ra luật cũng cấm bạn gây cản trở hoặc trở ngại cho người tham gia giao thông khác khi không có lý do, như khi chạy quá chậm hoặc phanh đột ngột.