Lý thuyết lái xe
LÁI XE VÙNG QUÊ
Nhiều tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi chạy xe trên đường quê (country road). Do tốc độ cao, áp lực, tầm nhìn khuất, nhiều xe trộn lẫn giữa xe chạy chậm và chạy nhanh. Trong chương này chúng tôi sẽ đề cập đến tầm quan trọng của việc lái xe cẩn thận (defensive driving) như bớt mạo hiểm, giữ khoảng cách xa tới xe phía trước và hiểu rõ các nguy hiểm xung quanh để có thể chạy xe an toàn.
18. QUY ĐỊNH CƠ BẢN
a. Khi bạn lái vào đường lớn hơn
- Khi bạn lái vào con đường chính thì bao giờ cũng áp dụng luật nhường đường, hoặc phải ngừng xe nên khi đến gần các ngã đường thì bạn phải giảm tốc độ để tỏ rõ ý định nhường.
- Một tình huống thường mang lại nhiều rủi ro tai nạn, là khi bạn quẹo vào đường lớn về bên phải, không quan sát kĩ về bên phải. Sự quan sát về bên phải cũng quan trọng như bên trái. Bạn nên nghĩ đến các giao thông đang tiến gần từ bên phải và người nào đó sẽ lái vượt.
- Một hoàn cảnh nguy hiểm khác xuất hiện khi chiếc xe nào đó quẹo vào trong con đường của bạn và che khuất tầm nhìn về bên trái.
- Sau khi lái vào trong con đường lớn hơn thì bạn phải tăng nhanh tốc độ. Đồng thời bạn chạy sát về bên phải và kiểm tra trong kính chiếu hậu, xem có người nào đó đang tiến gần phía sau không.
- Một số nơi trên đường quê, ở những đoạn đi vào đường lớn hơn, có đoạn đường giúp tăng tốc y như đường môtô lớn. Ở đó sẽ áp dụng luật y như khi lái xe vào đường môtô lớn.
b. Các vạch đường
Chính giữa con đường sẽ sử dụng 3 dạng vạch đường khác nhau.
- Vạch giữa đường.Trong khu vực đông dân cư thì thường khoảng cách giữa các vạch sẽ ngắn hơn.
- Vạch đường cảnh báo, cảnh báo tầm nhìn khuất, nhưng không cấm cán lên. Nó xuất hiện khi con đường nhỏ hơn 7m. Ngoài ra vạch đường cảnh báo sử dụng trên những con đường to rộng, để cảnh báo vạch đường cấm xa xa phía trước.
- Vạch đường cấm nằm về bên phía phải của vạch đường giữa có nghĩa là cấm cán lên. Nó được sử dụng khi tầm nhìn bị khuất.
- Vạch đường cấm chỉ được cán lên hoặc cắt ngang:
-
Khi bạn chạy ngang một vật chướng ngại nằm yên.
-
Khi chạy ra hoặc chạy về nhà.
-
Khi có vạch đường kẽ nằm cạnh bên phải của vạch đường nguyên.
c. Vị trí chạy xe
- Ban ngày lúc trời sáng thì bạn chạy gần vạch mép đường. Như thế sẽ dễ dàng cho các xe phía sau lái vượt và giảm rủi ro bị trơn lướt nước khi trời đổ mưa, vì do bạn không chạy vào trong những rãnh đường mòn. Với đúng vị trí thì bạn cũng tăng khoảng cách an toàn tới các xe ngược chiều. Nhưng lại không nên lái như thế vào lúc tối trời.
- Lúc tối trời thì khó mà phát hiện được các chướng ngại vật nằm dọc mép đường, do vậy bạn sẽ đặt xe gần vạch đường chính giữa.
d. Khoảng cách tới các xe phía trước
Một lỗi sai, thông thường lại rất hay xảy ra khi lái xe trên đường quê, là mọi người chạy với khoảng cách quá ngắn đối với xe phía trước làm rủi ro đụng xe sẽ tăng lên. Nếu bị chiếc xe phía sau đụng sẽ mang lại những tổn thương nghiêm trọng (những tổn thương ở gáy cổ).
Có hai phương pháp thực nghiệm để giữ khoảng cách mà bạn có thể sử dụng, thứ nhất là luật ba giây, thứ hai là giữ khoảng cách y như con số tốc độ (70m khi chạy tốc độ 70km/h). Phương pháp thực nghiệm này chỉ áp dụng khi lái xe ở mặt đường tốt. Khoảng cách phải tăng lên thêm khi trong điều kiện xấu hơn.
Luật ba giây được áp dụng nhiều nhất, khi có những điểm mốc trên đường. Khi chiếc xe phía trước chạy ngang qua điểm mốc thì bạn bắt đầu đếm 1001-1002. Nếu bạn đã chạy ngang qua khỏi điểm mốc trước khi bạn đếm đến 1003 thì là khoảng cách quá ngắn.
Những cây cột dựng gần mép đường có dạ quang cũng có thể giúp bạn xác nhận khoảng cách. Hai cây cột có khoảng cách là 100, cũng đủ dùng làm mốc để giữ khoảng cách an toàn khi chạy với tốc độ thông thường trên đường quê.
Bạn sẽ thấy rất khó chịu khi các xe phía sau lái quá gần nhưng xe phía sau có lái như thế nào đi nữa thì bạn cũng không làm được gì. Bạn có thể làm giảm rủi ro, bằng cách giữ khoảng cách thật lớn đối với các xe phía trước. Vì bạn không cần phải phanh gấp, nếu xe phía trước bị xảy ra chuyện.
e. Xe ngược chiều
- Bạn chỉ cần chạy xe về bên phải trên con đường, để bạn có được khoảng cách an toàn đến chiếc xe ngược chiều.
- Khi bạn chạy xe trên một con đường nhỏ, thì quan trọng là bạn chạy sát về bên phải ở tất cả những chỗ mà tầm nhìn bị khuất. Chiếc xe ngược chiều có thể xuất hiện nhanh hơn bạn tưởng.
- Lúc tối trời thì rất khó mà phát hiện người đi bộ dọc mép đường. Nên vì vậy giữ xe sát gần vạch giữa đường, mà không lo làm trở ngại xe ngược chiều.
f. Tốc độ mù
Khi bạn lái xe nhanh, thì hiện tượng tốc độ mù sẽ xuất hiện. Nó có thể gây ra những việc như sau:
- Chạy quá cao tốc độ ở những lối rẽ vào.
- Khoảng cách quá ngắn đối với xe chạy phía trước.
- Nhận định sai về đoạn đường ngừng xe.
- Do không giảm đủ tốc độ ở những lối rẽ vào, nên chiếc xe có thể lao ra khỏi đường.
Rủi ro bị tốc độ mù ảnh hưởng
- Khi chạy trên đường thẳng và rộng lớn.
- Lái xe loại chạy êm.
- Khi lái xe một hồi lâu trên đường môtô lớn, và lái vào những lối rẽ.
g. Sự nhìn hạn hẹp
Sự nhìn hạn hẹp làm tăng rủi ro với những vật gì nằm cạnh đường. Sự nhìn hạn hẹp sẽ xuất hiện khi chạy xe với:
- Tốc độ cao.
- Sự mệt mỏi.
- Có rượu trong người.
- Bị stress.
h. Công việc làm đường, sửa đường
Bạn cần tỏ rõ sự quan tâm và tôn trọng đối với những người đang làm đường. Chạy ngang qua với tốc độ thấp và giữ khoảng cách thật tốt về phía bên hông xe.
Hãy nghĩ đến những vấn đề như sau:
- Bị stress và thiếu chú ý có thể làm cho họ không nhìn thấy bạn.
- Những tiếng động xung quanh chỗ làm đường, làm họ không thể nghe thấy là bạn đang tiến đến gần.
- Chạy theo những biển đường màu cam và những vạch đường màu cam! Chúng cần áp dụng trước những hướng dẫn bình thường.
- Bị đá văng, có thể làm hỏng xe bạn. Nhưng đó là do tốc độ của bạn nên tổn hại cho xe sẽ ra sao là do bạn.
- Lòng đường thường trơn trượt đồng thời với công việc trải nhựa đường.
- Đừng lái xe lên những vạch đường vừa mới sơn! Bạn làm hỏng màu sơn và có thể bị văng nước sơn lên trên xe.
19. VƯỢT XE
Bạn cần cân nhắc kĩ càng trước khi lái vượt với các câu hỏi:
- Tôi có được lợi thêm về thời gian không?
- Tôi có thể quan sát hết cả đoạn đường phía trước không? Liệu có đủ khoảng trống để vượt không?
- Chiếc xe ngược chiều còn đang ở bao xa và tôi sẽ gặp gỡ chúng ở đâu?
- Có được phép lái vượt không?
- Không biết chiếc xe tôi định lái vượt, có quẹo về bên trái không?
- Có chướng ngại vật dọc đường gì không?
Sau đây là các câu trả lời cho các câu hỏi trên.
a. Tiết kiệm được bao nhiêu thời gian?
Đầu tiên, lái xe với tốc độ cao sẽ dẫn đến:
- Tăng rủi ro nguy hiểm.
- Tốn nhiều nhiên liệu hơn.
- Tăng stress.
- Không lợi nhiều về thời gian như bạn cảm giác.
Nếu bạn tăng tốc độ trung bình với 10 km/h thì thời gian tiết kiệm được cho mỗi mil là:
- Với tốc độ dưới 90 km/h thì là khoảng 1 phút.
- Với tốc độ trên 90 km/h thì là khoảng ½ phút.
Có hai kiểu lái vượt:
- Lái vượt kiểu tăng tốc, bạn chạy phía sau một chiếc xe rồi sau đó tăng tốc độ và lái vượt. Đoạn đường vượt xe sẽ dài. Kiểu lái vượt này không tốt cho môi trường vì do nhấn ga tăng tốc độ.
- Lái vượt kiểu bay lướt, bạn chạy từ xa với tốc độ cao và vượt xe nhanh chóng. Đọan đường vượt xe sẽ ngắn. Rủi ro là chiếc xe bạn định lái vượt sẽ đột ngột lách về bên trái (có thể phía trước xe đó có vật chướng ngại mà bạn không nhìn thấy). Rủi ro sẽ lớn hơn nếu mà bạn đang định lái vượt một xe loại lớn .
b. Điểm giao nhau
Khi bạn thấy một chiếc xe ngược chiều, thì bạn lưu ý đến việc khó xác định điểm gặp gỡ sẽ xảy ra ở đâu. Thường thì chúng ta hay nghĩ sai về điểm gặp gỡ, là nó sẽ nằm ở đoạn giữa các xe. Nhưng nếu chiếc xe ngược chiều chạy với tốc độ cao hơn thì điểm gặp gỡ sẽ xảy ra sớm hơn.
c. Khi bị lái vượt bạn cần làm gì?
- Giữ xe về bên phải.
- Không được tăng tốc độ.
- Nếu có thể, lái ra ngoài đường vai, để giúp cho việc lái vượt được dễ dàng.
d. Đường vai (vỉa đường)
- Không phải là làn đường phụ trội.
- Dành cho người đi bộ, người chạy xe đạp và những người chạy xe LGF (loại xe chạy chậm).
- Được sử dụng để nhường người nào muốn lái vượt.
- Nên tránh lái vào trong đường vai lúc tối trời và ở những đoạn đường có tầm nhìn khuất.
- Khi mặt đường trơn trượt lúc trời xấu.
- Ngay trước các ngã tư đường, bạn nên tránh sử dụng đường vai để giúp cho người phía sau lái vượt. Vì rủi ro hiểu lầm sẽ xuất hiện khi những người lái xe ra ngoài, sẽ qua vị trí xe của bạn mà lầm tưởng là bạn sẽ quẹo vào trong ngã đường.
e. Các kiểu quẹo
Quẹo phải
Chuẩn bị quẹo kịp thời bằng cách kiểm tra xe phía sau bạn, bật đèn hiệu (sinhan) và đặt xe về bên phải. Phanh nhẹ để giảm tốc độ, và dịch chuyển chiếc xe thật gần mép đường ở đoạn cuối trước chỗ quẹo. Nên chú ý rằng rủi ro xuất hiện rất nhanh trong lúc quẹo vào có thể là do tốc độ mù.
Quẹo trái
Một trong những tình huống giao thông phức tạp nhất là quẹo trái trên đường quê. Nhiều tai nạn nghiêm trọng xảy ra do nhận định sai, hoặc sự phối hợp giữa những người lái xe không tốt.
Thường thì bạn quẹo trái như sau:
- Chuẩn bị quẹo từ sớm, bằng cách kiểm tra xe phía sau bạn, bật đèn hiệu (sinhan) và đặt xe rõ ràng cạnh vạch đường chính giữa. Trong lúc phanh thì bạn phải kiểm tra phía sau xe, đồng thời chú tâm đến xe ngược chiều. Sau đó bạn chọn tốc độ phù hợp để tránh ngừng xe, giảm rủi ro tai nạn.
- Nếu phải ngừng xe, thì có hai việc quan trọng mà bạn cần lưu ý:
*Việc trước tiên là bạn sẽ đặt xe sát vạch giữa đường. Lý do là chiếc xe của bạn sẽ được nhìn thấy rõ đối với người chạy phía sau tới.
*Việc thứ hai là bạn không được bẻ bánh xe về bên trái. Rủi ro là xe bạn sẽ lao qua đường của giao thông ngược chiều nếu bạn bị đụng từ phía sau tới.
Kiểu quẹo "Tây Ban Nha"
Những ngã đường thường xảy ra tai nạn giao thông có thể được sửa lại để cấm quẹo trái từ con đường lớn. Thay vào đó, quẹo trái được thực hiện bằng cách quẹo về bên phải trước, rồi sau đó cắt ngang con đường lớn, như thế thì không còn là quẹo trái nguy hiểm nữa. Kiểu quẹo này được gọi là kiểu quẹo "Tây Ban Nha".
f. Những tai nạn thông thường khi quẹo trái
Trong luật có viết rất rõ: Bạn chỉ được quẹo chỉ khi có thể thực hiện mà không gây trở ngại cho giao thông ngược chiều và không gây nguy hiểm hoặc trở ngại không cần thiết cho giao thông phía sau.
*Nếu bạn rơi vào những trường hợp như thế thì bạn có nhiều cách để thực hiện:
- Bạn có thể khoan hãy quẹo trái và lại tiếp tục chạy thẳng, vòng xe lại và quẹo trở vào ngã đường mà bạn muốn quẹo.
- Bạn có thể quẹo phải, vòng xe lại và sau đó chạy băng qua ngã tư đường.
- Bạn có thể tạo điều kiện cho xe phía sau lái vượt, bằng cách giảm tốc độ sớm trước ngã đường mà bạn tính quẹo vào.
Lưu ý:
- Tránh quẹo trái khi có xe ngược chiều.
- Tránh quẹo trái khi có xe phía sau lên.
g. Đường riêng
Một số điều bạn cần biết, trước khi lái xe vào trong những con đường riêng.
- Mặt đường thường kém hơn đường thường.
- Thường thiếu biển cảnh báo.
- Nhiều sự ngạc nhiên bất chợt.
- Đường có thể không chạy thông được, mà bị tắt nghẽn lại xa xa phía trước.
- Tốc độ tối đa là 50 km/h.
- Áp dụng luật nhường phải.
- Khi rời khỏi đường riêng rẽ thì áp dụng luật lái từ trong ra.
Khi bạn lái xe trên những con đường nhỏ và hẹp, thì quan trọng là bạn phải có sự chuẩn bị khi gặp xe ngược chiều, đặc biệt ở những chỗ mà có tầm nhìn khuất. Nên thận trọng giữ xe về phía phải trước các đoạn đường dốc và những đoạn đường cua khuất!
h. Xe ngựa trong giao thông
Ở Thụy Điển, cưỡi ngựa hoặc đi xe ngựa cũng là một phương tiện bình thường trong giao thông. Điều này có thể thấy được trên đường quê hoặc bên trong khu vực đông dân cư. Ngựa là loài động vật rất dễ mẫn cảm và rất dễ bị kích động.
Một vài lời khuyên khi bạn chạy gần người cưỡi ngựa:
- Tỏ rõ sự quan tâm! Vì thường những người cưỡi ngựa lại là những thanh thiếu niên với ít kinh nghiệm về giao thông.
- Giảm tốc độ! Chuẩn bị ngừng xe nếu trông thấy con ngựa có vẻ không được ổn.
- Tránh dùng còi hoặc làm chói mắt!
- Cố giữ liên lạc qua ánh mắt với người cưỡi ngựa.
- Giữ khoảng cách thật tốt về phía bên hông xe!
- Tăng tốc độ từ từ khi bạn chạy ngang qua!
g. Đường xe lửa
- Khi bạn chạy ngang qua đường xe lửa thì là chỉ mỗi bạn là người chịu trách nhiệm và cũng để tránh rơi vào những hoàn cảnh nguy hiểm. Đoạn đường phanh của chiếc xe lửa thường là từ 600-1500 m. Bạn đừng bao giờ nghĩ đến việc xe lửa có thể kịp ngừng lại.
- Gần những đường xe lửa chạy, trên các con đường dạng lớn, thường có nhiều các thiết bị bảo vệ, ví dụ như tín hiệu đèn, tín hiệu còi và cả rào chắn. Thường thì cũng có các biển báo khoảng cách, giúp bạn xác định khoảng cách tới đường xe lửa. Quan trọng là bạn không nên tin tưởng hoàn toàn vào các tín hiệu bảo vệ khi không có xe lửa xuất hiện. Vì các thiết bị bảo vệ cũng có thể bị trục trặc kĩ thuật và người lái xe lửa cũng có thể làm sai. Bạn phải tự kiểm tra và thật chắc chắn trước khi lái qua các đường ray này.
- Mỗi một gạch trên biển báo khoảng cách, tượng trưng là 50-75 m. Hai vạch là 100-150 m. Ba vạch là 150-250m.
- Trên những con đường nhỏ sẽ xuất hiện một số đường xe lửa. Đôi lúc chỉ dựng những biển gạch chéo ở gần đấy. Ở đây quan trọng là bạn chú ý thật kĩ càng trước khi bạn lái qua.
- Bạn sẽ dừng ngay trước khi lái qua. Nhưng nếu có vạch stopp - dừng cạnh nó!
Một vài lời khuyên:
- Tầm nhìn gần đường xe lửa sẽ giúp bạn điều chỉnh tốc độ mà bạn chạy ngang qua nó.
- Bao giờ cũng giảm số trước khi bạn chạy ngang qua đường xe lửa vì như thế chiếc xe của bạn sẽ tăng tốc tốt hơn khi lái đi, và giảm rủi ro tắt máy xe trên đường ray.
- Với xe số, nếu chiếc xe không chịu chạy đi giữa đường ray, thì bạn có thể lái đi với sự trợ giúp của côn xe bằng cách gài số số 1 và nổ máy. Buông chân côn lên hẳn. Chiếc xe sẽ nhảy chồm lên.
- Nhưng nếu bạn chạy xe bằng hộp số tự động thì lời khuyên vừa rồi không thể áp dụng được. Nếu được thì đẩy xe qua khỏi chỗ nguy hiểm. Không được thì bạn buộc phải cảnh báo người lái xe lửa!
- Nếu bạn bị mắc lại giữa các cây chắn, thì lái xuyên qua chúng. Chúng được sản xuất để có thể dễ dàng làm điều ấy.
- Bạn không được nổ máy xe chạy sớm qua đường ray, trước khi đèn đỏ tắt hẳn.
- Nếu có để biển Stopp trước đường ray, thì bạn sẽ dừng cạnh vạch đường stopp. Thiếu vạch thì bạn dừng xe ngay trước đường ray, trước khi lái qua.
- Bạn dừng xe lúc trời tối trước một đường xe lửa thì bạn cần chuyển đổi qua đèn đậu xe, để tránh làm chói mắt người lái xe ngược chiều mà cũng đang tiến gần đến.
20. THÚ RỪNG
Dạng tai nạn mà tăng nhiều nhất ở Thụy Điển là những tai nạn đụng thú rừng. Có khoảng 35 000 vụ tai nạn xảy ra hàng năm.
Nguy hiểm nhất là tai nạn đụng các con nai. Một con nai lớn cân nặng đến khoảng 700 kg. Khi đụng xe thì sức đụng sẽ tập trung ở kính xe nên hậu quả thường là những tổn thương nghiêm trọng cho hành khách trong xe.
Còn thú rừng loại bé thì chỉ gây tổn hại cho xe. Rủi ro thường là những người lái xe bị hoảng khi phanh hoặc lách xe. Nên vì thế họ lại đụng với các xe khác hoặc với các chướng ngại vật gần cạnh mép đường.
Rủi ro đụng phải thú rừng đặc biệt lớn nhất:
- Lúc bình minh và chập choạng tối, vì lúc đó các con thú đi tìm kiếm thức ăn và thức uống.
- Trong tháng năm - sáu, khi các con nai nhỏ rời khỏi tổ.
- Trong tháng chín - mười, thời kỳ động tổ của thú rừng và cũng là thời kỳ săn bắn.
- Mùa đông khi có nhiều tuyết. Thú rừng dễ đi dọc các con đường. Ngoài ra chúng dường như lại thích muối rải trên đường.
Để tránh tai nạn đụng thú rừng, thì cũng rất tốt là biết rõ về chúng. Nên đặc biệt chú ý ở:
- Những khu vực gần rừng, có dòng suối ở một bên đường.
- Khu vực mà có rào chắn thú rừng, những chỗ bắt đầu và kết thúc là những nguy hiểm nhiều nhất.
Nếu lỡ tai nạn xãy ra
- Nếu thú rừng bị đụng chết, thì bạn sẽ dịch chuyển nó ra khỏi lòng đường.
- Nếu thú rừng bị tổn thương và biến mất vào trong rừng, thì bạn sẽ làm dấu rõ ràng chỗ ấy. Vì như thế thì chó săn mới có thể lùng kiếm được dấu vết.
- Nên nghĩ đến rằng là tất cả những lần đụng xe với thú rừng loại lớn, sẽ phải báo cảnh sát. Ví dụ những con như gấu, chó sói, mèo rừng, con nai, con hươu, con hoẵng, con rái cá, lợn rừng, cừu rừng hoặc chim đại bàng.
Dừng xe, đậu xe và vòng xe
Do các xe chạy với tốc độ cao trên đường quê, nên bạn phải thận trọng khi dừng xe hoặc đậu xe. Nếu bạn dừng xe ở những chỗ có tầm nhìn khuất thì bạn sẽ tạo ra những hoàn cảnh giao thông nguy hiểm.
Quanh về luật dừng xe và đậu xe, thì ở bài học trước đã có viết rất rõ.
- Nếu xe bạn bị làm sao, và bạn buộc phải dừng ở một chỗ nguy hiểm, thì bạn sẽ phải dịch chuyển xe ra sát ngoài mép đường và bật đèn cảnh báo. Nếu tốc độ cho phép chạy hơn 50 km/h thì bạn phải để ra một biển tam giác cảnh báo, ở đoạn 50-100 m phía sau xe. Đương nhiên là bạn phải dịch chuyển chiếc xe nhanh chóng, đến một chỗ thích hợp hơn.
- Cách tốt nhất để vòng xe lại là quẹo hẳn vào trong một con đường nhỏ hơn, rùi vòng xe lại. Một cách khác nữa là dừng xe trên con đường lớn rồi sao đó lùi xe vào đường nhỏ hơn. Nhưng chỗ mà bạn chọn để lùi xe, phải nhìn thấy được rõ từ hai hướng. Tránh lạng lách khi có xe từ phía sau tới!
Một cách vòng xe nguy hiểm hơn là vòng kiểu chữ-U từ bãi đậu xe trên đường. Điều này bạn phải tránh, nếu tầm nhìn không tốt ở cả hai hướng. Bạn phải hoàn toàn chắc chắn rằng là có thể vòng xe được mà không cần phải lùi xe.
21. ĐƯỜNG CAO TỐC
Đường cao tốc (đường môtô lớn) là đường chạy xe nhanh và an toàn. Đường được phân chia ra rõ để làm giảm rủi ro chạy qua lòng đường của xe ngược chiều.
- Tốc độ tối đa là 110 km/h, nếu không để biển hạn chế tốc độ.
- Cấm ngừng xe.
- Cấm vòng xe.
- Cấm lùi xe.
- Người đi bộ, người chạy xe đạp và người chạy xe gắn máy không được giao thông trên đường. Áp dụng ngay đối với cả các xe gắn máy loại EU.
- Cấm các xe máy cày và xe chở phụ tùng lái vào.
Đoạn đường tăng tốc đi vào đường cao tốc
- Mục đích để xe ô tô thích ứng tốc độ với giao thông bên ngoài đường cao tốc.
- Sử dụng đèn tín hiệu từ sớm.
- Tìm kiếm một chỗ trống để lái vào.
- Rời khỏi đoạn đường phóng xe, càng sớm càng tốt.
- Trách nhiệm lớn nhất để không khỏi xảy ra tai nạn, đồng thời với việc đổi từ đoạn đường tăng tốc vào đường cao tốc là ở nơi bạn. Giao thông bên ngoài đường cao tốc sẽ trợ giúp cho việc lái vào của bạn, bằng cách thích ứng tốc độ của họ. Các xe khác cũng có thể trợ giúp bằng cách đổi qua làn đường bên trái.
- Nếu thiếu đoạn đường tăng tốc dẫn ra ngoài đường cao tốc thì bạn phải áp dụng luật nhường đường.
Lái xe trên đường cao tốc
- Nên chú ý là cả đoạn đường tăng tốc dẫn vào vẫn thuộc về đường cao tốc. Do đó bạn không được phép dừng xe ở đấy.
- Nếu lỡ xe bạn bị hỏng xe và buộc phải dừng lại, thì để xe thật sát vào trong cùng đường vai. Để biển tam giác cảnh báo với khoảng cách thích hợp. Bạn buộc phải dịch chuyển xe đi khỏi thật sớm, vì nó là một mối nguy hiểm cho các xe khác. Nếu bạn kéo xe về thì phải chạy trên đường vai và rời khỏi ở một lối rẽ vào đường nhỏ hơn.
- Trên đường cao tốc có những đoạn xây đặc biệt để có thể vòng xe lại. Nhưng chúng chỉ dành để cho xe dọn đường, cảnh sát, đội cứu nguy và xe cẩu. Những người lái xe bình thường thì không được sử dụng chúng, mà phải chạy đến lối rẽ gần nhất để vòng xe lại.
- Nếu bạn nhở một lối rẽ nào đó, thì bạn không được lùi xe lại, mà phải chạy tiếp tới lối rẽ kế tiếp.
Lối rẽ vào đường cao tốc
Các lối rẽ từ đường cao tốc được thiết kế để bạn không cần phanh xe trước khi bạn lái vào bên trong đoạn đường rẽ. Cũng là giúp cho giao thông lưu chuyển mà không cần phanh và gây rắc rối cho các xe khác.
Khi đã lái vào lối rẽ bên trong thì bạn phải cẩn thận để không chạy với tốc độ quá nhanh vì đoạn đường cua cong và ngã tư thường nằm ở đằng sau đó. Rủi ro bị tốc độ mù sau khi lái xe nhanh ở ngoài đường cao tốc sẽ thường xuất hiện tại đây.
Những rủi ro trên đường cao tốc
- Như ở trên đã đề cập là đường cao tốc được xây rất an toàn. Mặc dù thế vẫn xảy ra tai nạn.
- Khoảng cách quá ngắn cũng mang lại rủi ro khi bị trơn trượt hoặc sương mù có thể dẫn đến những lần đụng xe nghiêm trọng. Những lần đụng xe dây chuỗi với nhiều xe bị liên lụy thì không phải xảy ra thường xuyên nhưng lại thường rất nghiêm trọng khi xảy ra. Lý do thường là khoảng cách quá ngắn hoặc do sương mù gây ra.
- Rủi ro khác nữa là việc lái xe trở nên đơn điệu với sự thiếu tập trung, và vì thế tai nạn đơn chiều có thể sẽ phát sinh.
- Lái xe với tốc độ cao, tăng rủi ro trơn nước khi trời mưa.
- Khi đường cao tốc chấm dứt và trở thành đường bình thường hoặc đường xa lộ thì cũng làm tăng rủi ro vì bắt đầu có xe ngược chiều.
ĐƯỜNG XA LỘ
- Áp dụng luật y như trên đường cao tốc, nhưng không phải là 110 km/h.
- Thường thiếu những đoạn đường tăng tốc dẫn xe ra ngoài, nên vì vậy áp dụng luật nhường đường.
- Những lối rẽ vào thường ngắn hơn so với trên đường cao tốc.
- Xe ngược chiều nằm cùng chung trong lòng đường, đường không hẳn được phân ra như đường cao tốc.
- Rủi ro tai nạn rất cao, do tốc độ cao và có xe ngược chiều.