top of page
An toan cua xe

Lý thuyết lái xe

4. AN TOÀN CỦA XE     
Các xe đời mới được sản xuất với độ an toàn cao hơn so với các xe đời trước. Nếu bạn sử dụng hệ thống an toàn đúng cách thì khả năng bạn và người ngồi trong xe bị tổn thương nghiêm trọng khi gặp tại nạn, va chạm sẽ giảm đi khá nhiều. Sau đây là các bộ phận an toàn cần biết 

A. Vỏ bao bọc
Theo thiết kế của xe, khi có xãy ra tai nạn, phần vỏ đằng trước và sau xe là những phần có thể bị bóp nát, nên người ngồi trong xe vẫn có thể được bảo vệ để giảm tối đa các chấn thương. Nhưng để bảo vệ những người ngồi bên trong xe khi bị đụng từ bên hông xe thì khó hơn nhiều. Bị xe khác đụng vào ở phía bên hông xe, thì người ngồi trong xe bị tổn thương như những người trong giao thông không được bảo vệ.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

B. Dây đai an toàn trong xe

  • Dây đai an toàn bảo vệ tốt nhất khi nó nằm sát vào người và phải thật căng.

  • Trong thời gian mang thai, việc sử dụng dây đai an toàn lại càng quan trọng hơn rất nhiều. Kiểm tra để cho phần bên dưới của sợi dây đai kéo về phía đùi. Gần ngày sanh nở thì người phụ nữ nên tránh tự lái xe. Nếu xãy ra va chạm, thì đứa bé trong bụng sẽ bị tổn thương bởi tay lái (vô lăng) và túi hơi. Nếu là hành khách thì có thể kéo ghế ngồi sát về phía sau để tránh bị tổn thương.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô
  • Tất cả những người ngồi trong xe bắt buộc phải sử dụng dây đai an toàn, bất kể ngồi phía trước hay phía sau. Không cần sử dụng dây đai khi lùi xe và đậu xe ở trong bãi đậu xe.

  • Người lái xe chịu tránh nhiệm về việc sử dụng dây đai an toàn trong xe, khi có trẻ em dưới 15 tuổi ngồi cùng xe.

  • Việc sử dụng dây đai an toàn làm giảm rủi ro mất mạng từ 40% – 60%. Chỉ với tốc độ 50 km/h mà không đeo dây an toàn khi đụng xe, thì cảm giác giống như bị té ngã từ lầu ba xuống.

  • Trong xe có túi hơi thì việc sử dụng dây đai an toàn lại càng quan trọng hơn.

C. Ghế ngồi và gối đỡ đầu
Gối đỡ đầu là một thiết bị bảo vệ quan trọng cho phần gáy và cổ khi xãy ra va chạm. Điều chỉnh chiều cao của gối đỡ để đầu của bạn không bị giật về phía sau. Nếu ghế ở vị trí thấp thì không giúp gì được.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

D. Túi hơi (Túi khí)

  • Túi hơi cũng là thiết bị bảo vệ quan trọng. Khi bị va chạm mạnh thì túi hơi được thổi bung ra phía trước mặt người lái xe và hành khách ngồi phía trước. Túi hơi giúp bảo vệ phòng chống tổn thương ở vùng mặt và ngực.

  • Những xe đời mới có cả túi hơi ở phía hông để bảo vệ hành khách đi cùng xe khi bị đụng ở phía hông. Túi hơi không bung ra khi va chạm nhẹ, chỉ được kích hoạt ra khi xảy ra va chạm với tốc độ từ 20-30 km/h.

  • Dây đai an toàn phải sử dụng cùng chung với túi hơi do túi hơi có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng, nếu bạn ngồi quá gần khi túi hơi được kích hoạt ra.

  • Người lái xe không được thấp hơn 140 cm, nếu xe có trang bị túi hơi.

  • Túi hơi phải được tháo bỏ ra khi ghế ngồi ngược của trẻ em được gắn ở ghế ngồi trước (bên cạnh người lái). Trẻ nhỏ có thể bị thương do áp lực của túi hơi lúc bị kích hoạt. Việc tháo túi hơi có  thể thực hiện ở những chỗ sửa chữa xe. Thông thường bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí khi giúp tháo bỏ túi hơi trong xe của bạn.

  • Xem clip cách hoạt động của túi hơi /túi khí tại  https://www.chiaselund.com/clip-driving/tui-khi

E. Đồ chở trong xe
Khi xãy ra va chạm, lực đụng xe là rất lớn, nên bạn có thể bị những túi, valy hành lý không buộc chặt gây tổn thương. Những vật thể không buộc chặt sẽ lao về phía trước như hỏa tiễn khi đụng xe. Những túi, valiy hay đồ vật to nặng nằm trong cốp xe sau, có thể chui qua khỏi lưng ghế khi va chạm. Bạn nên xếp chúng ở sau cốp xe và đặt thấp xuống dưới nền. Nếu được thì cột chặt chúng lại.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

F. Trẻ em trong xe

Là người lái xe, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng các thiết bị bảo vệ khi ngồi cùng xe. Các dạng thiết bị bảo vệ mà trẻ có thể dùng tùy thuộc vào kích cỡ của trẻ.

  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên thường có thể ngồi như người lớn với dây đai bình thường.

  • Trẻ có chiều cao thấp hơn 140 cm không nên ngồi ở chỗ ghế ngồi có trang bị túi hơi. 

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

Ghế bảo vệ em bé

  • Dành cho em bé nhỏ tuổi nhất, 0-9 tháng tuổi.

  • Thường được đặt ở ghế ngồi phía trước.

  • Không được lắp vào chỗ ngồi có trang bị túi hơi, nếu có phải tháo bỏ túi hơi ra.

  • Cột chặt ghế bằng dây đai an toàn với khoảng cách đến hộp tủ.

Ghế ngồi trẻ em loại ngồi ngược

  • Dành cho trẻ em ở độ tuổi từ 9 tháng – 4 tuổi.

  • Thường được đặt ở ghế ngồi phía trước.

  • Không được lắp vào chỗ ngồi có trang bị túi hơi, nếu có phải tháo bỏ túi hơi ra.

  • Đặt ghế nghiêng về phía hộp tủ và cột chặt ở bên dưới.

 

Ghế chêm có dây đai

  • Dành cho trẻ em ở độ tuổi từ 4 – 10 tuổi.

  • Không được lắp vào chỗ ngồi có trang bị túi hơi, nếu có phải tháo bỏ ra.

Chú ý:

  • Các loại ghế bảo vệ trẻ em có kí hiệu chữ E, cũng có nghĩa là được phê chuẩn sử dụng.

  • Không phải do tuổi tác, mà là kích thước của bé sẽ quyết định việc sử dụng thiết bị bảo vệ nào.

  • Nếu đỉnh đầu của bé đã cao qua khỏi thành ghế thì cũng đã đến lúc phải đổi thiết bị bảo vệ khác.

  • ​Xem clip về sự khác biệt giữa ghế ngồi ngược và ngồi thuận tại https://www.chiaselund.com/clip-driving/su-khac-biet-ghe-ngoi-tre-em

Phanh xe

5. PHANH XE     

Phanh xe hay thắng xe, một thành phần không thể thiếu trong xe ô tô. Trong mục này, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc phanh xe và tác động đến hiệu quả phanh. Hình ảnh bên dưới giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa chân phanh trong xe tự động và xe số.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

A. Quy luật chung 
Mọi vật thể chuyển động đều có năng lượng chuyển động và năng lượng này tăng theo tốc độ. Khi tốc độ tăng thì năng lượng chuyển động của xe cũng sẽ tăng lên tương ứng. Một ví dụ là khi bạn chạy với tốc độ cao ở đoạn đường cua, xe của bạn có thể bị trượt ra khỏi làn đường đang chạy.
 Điều này quan trọng khi bạn muốn dừng xe, bạn cần dừng xe kịp thời trước mỗi trở ngại phía trước để tránh xãy ra tai nạn. Để xác định đoạn đường ngừng xe, bạn có công thức sau 

   Đoạn đường ngừng xe

   Đoạn đường ngừng xe = đọan đường phản ứng + đoạn đường phanh

 

Trong đó,

Đoạn đường phản ứng
- Là đoạn đường mà xe chạy trong khoảng thời gian tính từ lúc bạn phát hiện chướng ngại vật cho đến khi bạn bắt đầu phanh. Chiều dài của đoạn đường này phụ tthuộc vào tốc độ xe và thời gian phản ứng của bạn.

  • Thí dụ: Tốc độ bạn chạy là 30 km/h. Thời gian phản ứng khoảng 1 giây. Vậy đoạn đường phản ứng sẽ là khoảng 9 mét.

- Một cách đơn giản khác, để ước tính khoảng chừng quanh về đoạn đường phản ứng là gạch bỏ con số 0 ở chỉ số tốc độ và nhân với 3. Ví dụ:

  • 30 km/h   –>  3 x 3 = 9 m

  • 70 km/h   –>  7 x 3 = 21 m

  • 100 km/h –> 10 x 3 = 30 m

Đoạn đường phanh
- Là đoạn đường mà xe chạy từ khi bạn bắt đầu phanh cho đến khi xe ngừng hẳn lại. Đoạn đường phanh sẽ dài hơn nếu năng lượng chuyển động của xe lớn hơn. Bạn có thể nhớ đơn giản năng lượng chuyển động tăng bình phương với tốc độ của xe.

- Nếu bạn tăng tốc độ lên gấp đôi thì năng lượng chuyển động sẽ lớn hơn bốn lần và đoạn đường phanh cũng sẽ tăng như thế. Còn nếu bạn tăng tốc độ lên gấp ba lần, thì năng lượng chuyển động sẽ trở nên chín lần lớn hơn và đoạn đường phanh cũng sẽ tăng như vậy. Và ngược lại nếu bạn giảm tốc độ phân nửa thì đoạn đường phanh sẽ giảm ¼ lần.

Ví dụ:

* Tăng tốc độ từ 50 km/h lên 100 km/h -> đoạn đường phanh tăng 2 x 2 = 4 lần

* Tăng tốc độ từ 30 km/h lên 90 km/h   -> đoạn đường phanh tăng 3 x 3 = 9 lần

* Giảm tốc độ từ 100 km/h xuống 50 km/h -> đoạn đường phanh giảm 4 lần

* Giảm tốc độ từ 90 km/h xuống 30 km/h    -> đoạn đường phanh giảm 9 lần

- Chiều dài của đoạn đường phanh bị ảnh hưởng bởi:

  • Tốc độ

  • Mặt đường

  • Lốp xe

  • Phanh

  • Kĩ thuật phanh

  • Vị trí chất chở đồ trên xe

 

B. ĐẶC TÍNH CỦA XE 

Đa số nhiều người không hề nghĩ đến đặc tính của chiếc xe ví dụ như xe bị nặng về đằng trước hay đằng sau, xe dạng cầu trước hay cầu sau. Nhiều người cũng không nghĩ đến sự thứ tự lốp xe khi lắp vào, mà chỉ thay lốp xe khi chúng bị mòn. Sự phân chia sai lệch của lực phanh chỉ thấy được khi họ cần phải phanh mạnh và chiếc xe bắt đầu tự quay.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

Xe nặng về đằng trước
Khi đánh tay lái thì người lái có thể cảm nhận chiếc xe không thay đổi hướng mà vẫn muốn lao thẳng về phía trước.

Việc đó có thể là do:

  • lốp xe phía trước bị trơn lướt nước hoặc trơn lướt bùn tuyết.

  • người lái phanh xe (không có phanh ABS).

  • lốp xe phía trước bị mòn.

  • đồ chở nặng hoặc xe có gắn móc kéo.

Xe nặng về đằng sau

Người lái có thể cảm nhận rằng chiếc xe tự thay đổi hướng nhiều hơn so với đánh tay lái.

Việc đó có thể là do:

  • lốp xe phía sau bị trơn lướt nước hoặc trơn lướt bùn tuyết.

  • người lái xe phanh mạnh.

  • lốp xe phía sau bị mòn.

  • đồ chở nặng hoặc xe có gắn móc kéo.

Ý nghĩa của lốp xe

Khi bạn thay lốp xe thì phải nghĩ đến việc đặt những lốp xe tốt nhất ở trục phía sau. Nhiều tai nạn xảy ra là do chiếc xe trượt qua bên đường và đụng với chiếc xe chạy ngược chiều. Nguyên nhân là do bánh xe sau mất sự bám mặt đường trước, rồi sau đến bánh xe phía trước. Nếu chiếc xe của bạn bám mặt đường tốt hơn ở hai bánh xe sau, thì sự bám mặt đường sẽ trở nên tốt hơn.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

Ý nghĩa của hệ dẫn động
- Đa số các xe đời mới là dạng cầu trước. Nhiều người cho rằng xe dạng này chạy lợi trên đường mùa đông. Nhưng nếu bạn đạp ga quá nhiều ở mặt đường xấu thì bánh xe phía trước bị xoáy bánh xe và đồng thời bạn sẽ mất khả năng điều khiển và không thể thay đổi phương hướng lái. Theo lệ chỉ cần bạn buông chân ga, thì sẽ lấy lại sự bám mặt đường.

- Nhóm xe kế tiếp mà nhiều người dùng là xe dạng cầu sau. Nếu bánh xe sau bị xoáy bánh, thì khó có thể chiến thắng được sự trơn trượt do nó gây ra.

- Nhóm còn lại là xe dạng bốn cầu. Lợi điểm với xe dạng này là chạy dễ dàng trên tuyết, nước đá, và đất ruộng.

- Nhiều xe đời mới có thể được trang bị với hệ thống tránh xoáy bánh xe, và làm tăng sự dễ lái ở mặt đường trơn. Ngay cả những xe chỉ chạy bằng hai bánh

Ngoài ra còn có những xe được trang bị với ESP. Hệ thống này cảm nhận khi chiếc xe bị trơn trượt và điều chỉnh liền lặp tức phương hướng, bằng cách tự phanh lại một vài bánh xe. Điểm bất lợi là người lái xe dễ xem nhẹ rủi ro và vẫn chạy xe nhanh ngay cả khi mặt đường xấu.
 
Ý nghĩa của nhíp xe
Nhíp xe bị mòn làm sự bám mặt đường bị kém đi, đặc biệt khi phanh và lái xe ở các đoạn đường cua. Đặc biệt khi lòng đường không bằng phẳng. Bạn kiểm tra nhíp xe bằng cách đè mạnh xuống cạnh bánh xe. Chiếc xe sẽ phải nhúng trở lại mềm mại mà không đung đưa.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

C. HỆ THỐNG PHANH 
Phanh tay
Phanh tay nằm riêng rẽ, thường chỉ tác động đến mỗi bánh xe phía sau. Đèn cảnh báo giúp bạn nhớ hạ phanh tay xuống khi phải lái xe đi.

  • Tập thói quen để số thấp và kéo phanh tay khi bạn đậu xe. Việc này không chỉ giúp chiếc xe đứng yên mà còn để cho phanh tay không bị khô cứng do ít dùng tới.

  • Khi trời lạnh và ẩm ướt bạn chỉ nên cài vào số thấp khi đậu xe. Chứ không cần phải kéo phanh tay vì rủi ro phanh tay sẽ bị lạnh cứng và sẽ khó hạ được xuống.

  • Bạn có thể thử phanh tay bằng cách kéo nó lên rồi cho xe lăn bánh.

  • ​Đối với các xe đời mới, phanh tay được thay thế bằng nút điều khiển như hình bên dưới.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

Phanh chân
- Khi bạn đạp lên chân phanh thì lực phanh được truyền tới các bánh xe với sự trợ giúp của dầu phanh, qua các ống dẫn phanh. Nếu hệ thống phanh không kín, thì dầu phanh sẽ rò rỉ ra ngoài khi phanh. Nếu có sự rò rỉ trong hệ thống phanh thì vẫn còn hệ thống dự trữ tác động được đến một vài bánh xe. Đây được gọi là hệ thống phanh hai chiều.

- Bạn nên kiểm tra mực dầu phanh mỗi lần bạn đổ xăng và nên thay dầu phanh cứ hai năm một lần. Cũng là do dầu phanh thấm nước và làm cho mực nước sôi bị giảm. Rủi ro là phanh sẽ ngưng hoạt động khi phanh mạnh.

Hệ thống phanh ABS
- Hệ thống phanh ABS (Anti Blockier System) hoặc gọi là phanh không khóa bánh. Phanh này có nhiều lợi điểm, làm giảm rủi ro bị trơn trượt trong lúc phanh. Lợi điểm lớn nhất là vẫn điều khiển được tay lái dù đang phanh mạnh.

- Đoạn đường phanh cũng có thể trở nên ngắn hơn ở một số loại đường. Trên đường sỏi đá, tuyết và nước đá thì các đoạn đường phanh có thể trở nên dài hơn khi phanh bằng ABS so với hệ thống phanh bình thường.

- Khi phanh hoạt động tốt, bạn sẽ để ý thấy sự rung mạnh ở chân phanh trong lúc phanh mạnh. Tín hiệu này cho thấy là phanh hoạt động tốt. Việc chân phanh rung mạnh khi phanh có nghĩa là bạn chưa dùng hết sức của lực phanh nên vẫn có thể đạp mạnh chân phanh thêm nữa và đánh tay lái tránh vật cản.

Đèn cảnh báo hệ thống ABS. Nếu đèn bật lên trong lúc phanh
- Hệ thống phanh ABS không còn hoạt động nên rủi ro cao là sẽ bị khóa bánh xe trong lúc đạp phanh mạnh.
- Việc cần làm là đem xe đi sửa lại hệ thống phanh.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

Xem clip mô phỏng sự khác nhau giữa có và không có hệ thống phanh ABS tại https://www.chiaselund.com/clip-driving/he-thong-abs​


Đèn cảnh báo phanh. Nếu đèn bật lên trong lúc phanh
   - Dừng lại và không lái xe đi tiếp nữa!
   - Nếu thiếu lực phanh ở bánh xe nào đó thì gọi xe để cẩu về! Cũng có nghĩa là tay phanh chưa hạ xuống.


Kiểm tra hệ thống phanh
Đạp mạnh lên chân phanh khoảng dưới 20 giây

  • Nếu chân phanh hạ xuống – có sự rò rỉ

  • Nếu chân phanh hạ sát xuống dưới – phanh bị mòn

  • Nếu cảm thấy chân phanh có độ nhúng – không khí đã len vào trong hệ thống

Cho xe nổ máy, lăn bánh và rồi phanh thử ở tốc độ thấp. Xe không chạy lệch về một bên và không phát ra tiếng kim loại cọ vào nhau trong lúc phanh nghĩa là phanh hoạt động tốt. Nếu chạy lệch hay phát ra tiếng thì phải mang xe đi kiểm tra và sửa.

Hãy thử phanh

  • Sau khi bạn rửa xe.

  • Khi bạn vừa chạy ngang qua một vũng nước.

  • Khi bạn mượn xe của người khác.

D. BÁNH XE  VÀ LỐP XE

Tiếp theo là những kiến thức cơ bản về bánh xe và lốp xe 

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

Bánh xe dự phòng

  • Bánh xe dự phòng phải có áp suất hơi cao hơn bánh xe thường.

  • Tốc độ bị hạn chế khi sử dụng bánh xe dự phòng.

Độ sâu của khe/ rãnh lốp

  • Lốp xe mới thường có độ sâu khoảng 9 mm.

  • Độ sâu thấp nhất cho phép của lốp xe mùa hè là 1,6 mm.

  • Độ sâu thấp nhất cho phép của lốp xe mùa đông là 3,0 mm.

  • Độ sâu khoảng 3-4 mm thì sự bám mặt đường có nước mưa đã kém đi.

  • Bạn nên sử dụng dụng cụ đo độ mòn để lưu ý đến sự mòn lốp xe.


Thay lốp xe
Khi thay lốp xe, bạn phải kiểm tra cho tất cả các lốp xe cùng một loại. Bạn không được trộn lẫn lốp xe mùa hè với lốp xe mùa đông hoặc lốp đinh với lốp không đinh. Trong cuốn sách hướng dẫn sử dụng xe và trong giấy chứng nhận đăng ký xe, bạn sẽ tìm thấy những chi tiết về loại lốp xe tương ứng cho xe của bạn.

  • Rất quan trọng cho đặc tính lái của xe, vì vậy nên có cùng rãnh lốp nằm cùng trục bánh xe. Nên đổi các lốp xe phía trước hoặc phía sau cùng lúc!

  • Lốp xe không nên dùng lâu hơn 10 năm, bởi vì đặc tính ma sát của lốp xe bị giảm đi nhiều.

  • Sau khi thay lốp xe, và đã chạy được 50 dặm, lưu ý kiểm tra và siết chặt lại các con ốc ở bánh xe để không bị rủi ro long ốc ra ngoài.

Sử dụng hiệu quả lốp xe

  • Thường xuyên kiểm tra áp suất hơi trong lốp xe.

  • Điều chỉnh chứng rung tay lái hoặc sự mất thăng bằng bánh xe.

  • Lái xe mềm mại – tránh chạy tốc độ quá nhanh.

  • Chỉ sử dụng lốp mùa đông vào mùa đông.

Vì bị hao mòn theo năm tháng , xe sẽ xuất hiện sự lỏng lẻo bên trong hệ thống tay lái. Việc này bạn kiểm tra bằng cách đứng cạnh xe và vặn nhẹ tay lái để kiểm tra xem bánh xe có phản ứng liền không (khi kiểm tra thì để thẳng bánh xe).

 

Vấn đề rung tay lái trong lúc lái xe có thể là do:

  • Mất thăng bằng ở hai bánh xe trước.

  • Các bộ phận bên trong cơ cấu tay lái bị mòn và lỏng.

Ở các xe đời mới có cả hệ thống trợ lực tay lái, làm cho việc đánh tay lái được dễ dàng. Nhưng về sau cũng có thể hoạt động kém dần.

he thong trong xe

6. CÁC HỆ THỐNG TRONG XE                      

Biết về các hệ thống khác nhau trong ô tô cũng giống như hiểu biết về các chức năng khác nhau của cơ thể. Nó giúp người lái xe chăm sóc xe tốt hơn và khắc phục sự cố. Ví dụ, hệ thống dầu đảm bảo rằng tất cả các bộ phận chuyển động trong động cơ luôn được bôi trơn tốt, giảm ma sát và mài mòn. Hệ thống làm mát ngăn chặn động cơ quá nóng bằng cách điều chỉnh nhiệt độ của máy xe. Tìm hiểu về các hệ thống này giúp người lái xe có thể bảo trì ô tô của mình và nắm bắt các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở thành những vấn đề đau đầu. 

A. HỆ THỐNG TRỢ LỰC TAY LÁI 

  • Trợ lực tay lái chỉ hoạt động khi mở máy xe – hãy nghĩ đến việc này khi kéo xe.

  • Nếu trợ lực bị hỏng, tay lái sẽ rất nặng khi xoay. Nếu xuất hiện sự rò rỉ cần kiểm tra lại mực dầu trợ lực.

  • Nếu ”như có tiếng cứa vào tay lái”, cho thấy bị bụi bẩn hoặc không khí len vào bên hệ thống, cần kiểm tra.

B. HỆ THỐNG ĐIỆN 
Máy phát điện
Điện lưu trữ trong bình nạp điện, nhận được từ máy phát điện. Đôi lúc cũng nên kiểm tra dây curoa ở máy phát điện. 

   - Sợi dây curoa có thể bị đứt, và máy phát điện không thể phát điện được nữa. 
   - Sợi dây curoa không căng, thường phát ra tiếng kêu điếc tai. Máy phát điện cũng không thể nạp được tốt. 

   - Khi nào đèn của bình nạp điện ở bảng đồng hồ bật lên, có nghĩa là có sự hỏng hóc liên quan đến máy phát điện.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

Cầu chì
Cầu chì bảo vệ xe của bạn chống sự chập điện và cháy xe. Tất cả các cầu chì nằm trong một hộp nhỏ, thường nằm bên trong xe. Khi thay đổi cầu chì bạn nên thay thế loại cùng màu và cùng ampere.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

Bình nạp điện (bình ắc quy)

  • Bình nạp điện trữ điện từ máy phát điện. Nhờ có bình nạp điện nên bạn có thể sử dụng điện, mặc dù máy xe đã tắt.

  • Kiểm tra bình nạp điện, để sao mực nước lên đến mực làm dấu. Nếu thiếu nước trong bình, thì bạn đổ thêm đầy nước cất vào.

  • Bình nạp điện sẽ càng yếu đi theo năm tháng.

Một vài lời khuyên:

  • Bình nạp điện bị yếu có thể sẽ đông cứng lại nếu trời lạnh cóng. 

  • Chất lỏng bên trong bình nạp điện bao gồm nước và axit lưu huỳnh. Nên cẩn thận để khỏi bị văng lên da hoặc vào trong mắt.

  • Khi bạn kiểm tra bình nạp điện thì phải cẩn thận vì khí ôxy hyđrô quanh nó dễ bùng nổ nếu có tia lửa gần đấy. Và nên cẩn thận với cả quần áo của bạn! Axit lưu huỳnh có tính chất ăn mòn!

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

Bộ dây giúp nạp điện
Bình nạp điện bị yếu có thể làm cho xe không nổ máy được. Nên cẩn thận khi nối dây câu điện và nối dây như sau:

  1. Nối hai đầu dương vào lại với nhau.

  2. Nối một đầu âm vào thành xe. Có thể sẽ xuất hiện sự nẹt lửa, nhưng không được xảy ra gần bình nạp điện do rủi ro nổ với khí ôxy hyđrô.

  3. Nổ máy xe giúp truyền điện trước.

  4. Nổ máy xe cần truyền điện sau.

*Chú ý:  Đừng nối nhầm dây câu điện. Rủi ro chập điện sẽ xuất hiện. Bạn có thể làm hỏng cả bình nạp điện và máy phát điện. Ngoài ra tất cả các đồ điện trong xe sẽ bị hỏng. Sẽ là một sự nhầm lẫn đắt đỏ. 

C. Hệ thống tản nhiệt  

   - Chất làm lạnh máy bao gồm glykol và nước.
   - Glykol chống đông lạnh.
   - Glykol chống rỉ sét.
   - Nhiệt độ máy xe có thể bị cao nếu mực nước làm lạnh quá ít.
   - Nhiệt độ máy xe bị cao, cũng có thể gây ra do bởi cầu chì của quạt gió đã bị hỏng.
   - Nhiệt độ máy xe bị quá nóng, cũng có thể là do dây curoa ở máy phát điện bị đứt.

*Chú ý: Nếu nhiệt độ máy xe ở bảng đồng hồ cho thấy quá cao, thì bạn nên lập tức tắt máy xe. Để máy xe nguội đi, trước khi bạn đổ thêm nước vào. Nếu máy xe vẫn còn quá nóng mà bạn mở nắp để đổ thêm chất làm lạnh vào, thì rủi ro sẽ bị hơi nước phà vào mặt.  

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

D. Hệ thống nhiên liệu
Xe thường chạy bằng nhiên liệu như dầu hoặc xăng, cùng phối hợp với rất nhiều không khí.

  • Điều quan trọng là thiết bị lọc gió không bị bít nghẽn, sẽ dẫn tới sự tăng lên của quá trình tiêu hao nhiên liệu. 

  • Nên cẩn thận khi bạn đổ xăng. Đừng hít hơi xăng và tránh bị xăng bắn vào người. Vì trong nhiên liệu có chất gây bệnh ung thư. 

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

E. Hệ thống bôi trơn 
Máy xe cần có dầu để bôi trơn và làm sạch. Dầu được hệ thống áp suất bơm đến các bộ phận nhỏ trong máy xe. Thường thì bạn kiểm tra mực dầu máy ở mỗi lần đổ xăng và đổ thêm dầu nếu cần. Trong lúc lái xe bạn nên để ý đến kí hiệu đèn dầu ở bảng đồng hồ. Nếu đèn dầu bật lên thì bạn liền lập tức tắt máy xe và sau đó kiểm tra lại mực dầu trong máy. Nếu tiếp tục lái xe sẽ dẫn đến hỏng cả hệ thống máy trong xe.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

F. Hệ thống lọc khí thải 
Các xe từ đời 1989 đều được trang bị với máy lọc khí thải và phải chạy bằng xăng không pha chì. 

  • Khí thải chứa nhiều chất độc hại như cacbon monoxit (CO), nitric oxit (NOx), hydrô cacbon (HC) và cacbonic (CO2).

  • Máy lọc khí thải, lọc rất hiệu quả. Khoảng 80-95% của tất cả các khí thải độc hại chuyển hóa đa phần thành cacbonic (CO2) và nước.

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

   - Máy lọc khí thải làm việc ở nhiệt độ cao. Nên chạy xe một hồi lâu bạn phải cẩn thận khi đậu xe trên cỏ khô vì như thế sẽ dễ bén lửa. Và do nó làm việc ở nhiệt độ cao, nên khi nổ máy chạy liền thì máy lọc khí thải không đủ nóng để lọc hiệu quả. Vì thế nhường như nó không lọc được gi ̀ khi nổ máy xe chạy liền. Nếu bạn sử dụng máy làm nóng máy lọc khí quanh năm, thì bạn đã làm lợi cho môi trường. Máy làm nóng máy lọc khí cũng sẽ làm giảm sự mòn máy xe.

   - Đừng bao giờ để máy chạy không bên trong phòng kín như ở ga-ra hoặc những gì tương tự. Bất kể xe bạn có gắn máy lọc khí hay không thì vẫn bị rủi ro ngộ độc khí cacbon monoxit (CO).

   - Hoặc nếu bạn chạy xe mà lại để mở nắp cốp xe, không đóng kín, thì rủi ro các khí thải sẽ bay vào trong xe. 

   - Hệ thống khí thải không kín sẽ mang lại, ngoài tiếng ồn không cần thiết, mà luôn cả khí thải cũng sẽ len vào trong xe.

   - Bạn nên biết rằng khí cacbon monoxit (CO) rất nguy hiểm, do nó không màu và không mùi. Nếu bạn bị đau đầu hoặc buồn nôn, nên liền lập tức ra ngoài hít thở không khí trong lành!

Kiem tra xe

7. CÁCH KIỂM TRA XE           

Trong phần này, bạn sẽ biết những phần nào cần kiểm tra trước khi lái xe

A. Kiểm tra về độ an toàn 

  • Đèn xe.

  • Lốp xe.

  • Còi xe.

  • Dây đai an toàn và chỉnh sửa phần đỡ đầu trên ghế ngồi.

  • Nước xịt kính và thanh gạt nước.

  • Tay lái.

  • Phanh.

Kiểm tra các hệ thống trong xe 

  • Dầu máy:  Kiểm tra mực dầu máy với cây que đo dầu.

  • Dầu phanh: Kiểm tra mực dầu phanh. Mực dầu phanh nên nằm ở dấu gạch MAX.

  • Chất làm lạnh: Kiểm tra mực nước làm lạnh. Chất làm lạnh bao gồm có 50% nước và 50% glykol.

  • Nước xịt kính: Nước và cồn, để chống đông đá. 

  • Bình nạp điện (bình ắc quy): Cần đ đầy nước cất, chú ý bình ắc quy  có chứa chất axít làm mòn.

  • Dầu trợ lực tay lái: Nên để cho chỗ sửa chữa xe ôtô (garage) kiểm tra mực dầu này.

 

B. Đèn báo 
Trong lúc lái xe bạn nên để mắt đến các đèn báo. Những đèn báo thông thường nhất đều có ở tất cả các xe và có hình dạng giống nhau. Dưới đây là các đèn báo cơ bản

Lý thuyết lái xe Thụy Điển, về xe ô tô

  1. Đèn phanh ABS: Cho biết có sự trục trặc ở hệ thốn phanh ABS.

  2. Áp suất dầu: Tắt máy xe liền lập tức

  3. Túi hơi:  Cho biết có sự trục trặc ở hệ thống túi hơi.    

  4. Sự nạp điện:  Bình nạp điện không nạp được đủ điện.

  5. Đèn pha : Cho biết đèn pha bật lên.    

  6. Nhiệt độ máy xe:  Máy xe có thể bị hỏng. Tắt máy xe liền lập tức.

  7. Nước xịt kính:  Cho biết là đã đến lúc phải đổ đầy.

  8. Kiểm báo phanh: Phanh tay chưa hạ xuống hoặc mực dầu phanh thấp.

  9. Kiểm báo xăng: Khi nào đèn bật lên thì thường chỉ còn lại 7-10 lít xăng.

  10. Đèn sương mù đằng sau

bottom of page